dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Sử dụng ứng dụng Quizizz để tạo hứng thú học tập và nâng cao kết quả thi tốt nghiệp thpt

Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

Với học sinh khối 12 việc áp dụng hình thức thi trắc nghiệm đã trở nên quen thuộc. Trong điều kiện kinh tế phát triển, trong xu thế phát triển tất yếu của thời đại, việc học sinh có điện thoại thông minh, máy tính là rất phổ biến và tất yếu. Vậy thay vì cấm học sinh sử dụng thì suy nghĩ làm thế nào hướng học sinh sử dụng các thiết bị này trong việc học tập, qua đó tạo hứng thú học tập cho học sinh đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học là điều mà tôi trăn trở trong thời đại công nghệ 4.0.

“SỬ DỤNG ỨNG DỤNG QUIZIZZ ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ NÂNG CAO KẾT QUẢ THI TỐT NGHIỆP THPT”.

Mô tả giải pháp:

  • Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
  • Từ khi các môn thi của kỳ thi quốc gia chuyển sang hình thức trắc nghiệm, luôn có một nhóm câu hỏi thuộc các cấp độ nhận biết khác nhau không đòi hỏi bắt buộc phải suy luận, tính toán để tìm ra đáp án mà chỉ đơn giản là ghi nhớ thông Trong môn Hóa học, đó là các câu hỏi thuộc về phần tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng. Ví dụ như các câu sau đây nằm trong mã 201 đề thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm học 2020 thuộc nhóm các câu hỏi như trên:

Câu 3. Dung dịch nào sau đây hòa tan được Al(OH)3?

  1. BaCl2. B. KCl. C. NaOH.                  D. KNO3.

Câu 4. Số nhóm cacboxyl (COOH) trong phân tử alanin là

  1. 3. B. 4. C. 2.                          D. 1.

Câu 9. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

  1. Poli(vinyl clorua). B.

Polietilen.

  1. Poli(hexametylen ađipamit). D. Polibutadien.

Câu 12. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

  1. Mg. B. Na. C. Be.                        D. Fe.

Câu 14. Hidro sunfua là chất khí độc, khi thải ra môi trường thì gây ô nhiễm không khí. Công thức của hidro sunfua là

  1. CO2. B. H2S. C. NO.                       D. NO2.

Câu 15. Số nguyên tử hiđro trong phân tử fructozơ là

  1. 10. B. 12. C. 22.                        D. 6.

Câu 16. Chất X có công thức là FeO. Tên gọi của X là

  1. sắt (III) hidroxit. B. sắt (II) oxit. C. sắt (III) hidroxit.    D.  sắt  (III) oxit.

Câu 17. Canxi hiđroxit được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Công thức của canxi hiđroxit là

  1. Ca(OH)2. B. CaO. C. CaSO4.                  D. CaCO3.

Câu 18. Dung dịch chất nào sau đây làm xanh giấy quỳ tím?

  1. Axit glutamic. B. Metylamin. C. Alanin.                  D. Glyxin.

Câu 19. Tên gọi của este CH3COOC2H5 là

  1. Etyl fomat. B. Etyl axetat. C. Metyl axetat.         D.       Metyl fomat.

Câu 20. Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời?

  1. CaCl2. B. NaCl. C. NaNO3.                 D. Ca(OH)2.

Câu 21. Phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Protein bị thủy phân nhờ xúc tác
  2. Protein được tạo nên từ các chuỗi peptit kết hợp lại với
  3. Amino axit có tính chất lưỡng tính.
  4. Đipeptit có phản ứng màu

Câu 22. Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: capron, visco, nitron và nilon-6,6?

  1. 2. B. 4. C. 1.                          D. 3.

Câu 25. Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm dựng 2 ml dung dịch chất X, lắc nhẹ, thấy có kết tủa trắng. Chất X là

  1. Glixerol. B. Axit axetic. C. Etanol.                  D. Phenol.

Câu 29. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Nhiệt độ nóng chảy của kim loại W thấp hơn kim loại
  2. Ở nhiệt độ thường, CO khử được K2
  3. Cho Zn vào dung dịch Cu(NO3)2 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
  4. Kim loại Fe không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

Câu 35. Cho các phát biểu sau

(a)   Nước   quả   chanh   khử   được   mùi   tanh   của   cá. (b) Hidro hóa hoàn toàn chất béo lỏng thu được chất béo rắn.

(c)  Nhỏ  vài  giọt  dung  dịch  I2   vào  xenlulozơ,  xuất  hiện  màu  xanh  tím.   (d)  Tơ  nitron  giữ  nhiệt  tốt  nên  được  dùng  để  dệt  vải  may  quần  áo  ấm. (e) Trong quá trình sản xuất etanol từ tinh bột, xảy ra phản ứng thủy phân và  lên men rượu.

Số phát biểu đúng là

  1. 4. B. 2. C. 5.                          D. 3.
  • Trước đây, để ôn tập cho học sinh nhóm câu hỏi như trên, giáo viên thường photo trước tài liệu, yêu cầu học sinh tự chuẩn bị câu trả lời ở nhà, sau đó lên lớp chữa và kiểm tra đáp án. Nhìn chung biện pháp trên phát huy hiệu quả tốt với những đối tượng học sinh chăm chỉ, có khả năng tự học tốt. Tuy nhiên vì nhiều lí do chủ quan cũng như khách quan, nhóm học sinh khá và trung bình sẽ không đạt được hiệu quả tối đa với phương pháp trên. Cá biệt có nhiều em lợi dụng điểm yếu của hình thức câu hỏi trắc nghiệm đó là không phải trình bày nên không chịu chuẩn bị bài mà chỉ chép đáp án của các bạn khác. Điều này làm cho kết quả học tập của học sinh sẽ rất kém.
  • Kể cả với những đối lượng học sinh chịu khó nhưng lực học chỉ trung bình, thì việc chỉ làm và chữa một lần, sau đó không xem lại thì các em cũng nhớ bài chưa tốt.
  • Đặc biệt đối với những em chỉ coi môn đang thi là môn xét điều kiện tốt nghiệp chứ không phải là môn xét tuyển đại học, thì việc yêu cầu các em dành quá nhiều thời gian cho môn học đó vừa không cần thiết vừa bất khả thi, bởi thời gian là hữu hạn, và các em sẽ ưu tiên hơn cho các môn xét tuyển đại học.
  • Các vấn đề phát sinh ở trên sẽ được giải quyết trong sáng kiến này.

II.2.   Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:

Các vấn đề cần làm rõ là thiết lập tài khoản Quizizz, thiết lập kênh liên lạc với học sinh, phụ huynh và cách thức sử dụng quizizz để ôn tập một cách hiệu quả.

II.2.1.    Thiết lập tài khoản Quizizz.

II.2.1.1    Thiết lập tài khoản Quizizz cho giáo viên. Bước 1: Vào trang web quizizz.com và chọn sign in

Bước 2: thông thường các thầy cô giáo và học sinh đều có một gmail để sử dụng nên chúng ta sẽ chọn “sign up with google”

Bước 3: Chọn gmail muốn dùng để đăng ký tài khoản quizizz.

Bước 4: Chọn ngành/ lĩnh vực mà chúng ta sử dụng ứng dụng


Bước 5: Chọn vai trò của chúng ta trong quizizz. Giáo viên sẽ chọn “Teacher”, học sinh sẽ chọn “Student’, phụ huynh sẽ chọn “a parent”

Bước 6: Hoàn thiện thiết lập và chúng ta có giao diện của trang chủ:


  • Làm tương tự các bước của giáo viên, chú ý bước 5 học sinh sẽ chọn “student” khi đó giao diện trang chủ của học sinh sẽ có dạng:
    Thiết lập tài khoản Quizizz cho học
  • Thiết lập kênh liên lạc với phụ huynh và học
  • Thiết lập kênh liên lạc với phụ

Tôi liên lạc với phụ huynh theo nhóm trên zalo, để thông báo lịch làm bài của học sinh để phụ huynh cùng phối hợp quản lý, giám sát.

  • Thiết lập kênh liên lạc với học

Tôi kết nối với học sinh thông qua nhóm facebook bởi vì các ưu điểm: Phổ

thông, nhanh và hỗ trợ đa nền tảng.


Bước 1: Tạo nhóm facebook
Cách làm:

+ Mở trang facebook cá nhân.

+ Trên thanh công cụ, chọn nút “Tạo” và chọn chức năng “tạo nhóm

  • Tại ô “ĐẶT TÊN NHÓM” nhập tên nhóm, sau đó chọn nút tạo.

Bước 2: Kết nạp các thành viên vào trong nhóm

Cách 1: Tại ô “MỜI THÀNH VIÊN” nhập tên các thành viên tham gia ôn tập vào trong nhóm. Lưu ý: cách này chỉ thêm được các thành viên đã kết bạn trên facebook với người mời.

Cách 2: Nhờ các thành viên đã có trong nhóm mời thêm thành viên mới.

Bước 3: Cài đặt quản trị viên

  • Mục đích:

+ Quản trị viên là người quản lý được các bài đăng

+ Chỉ quản trị viên mới có chức năng hẹn giờ, đăng bài

  • Cách cài quản trị viên: Trong nhóm vừa lập, chọn thẻ “THÀNH VIÊN”
  • CLICK vào tên thành viên muốn cài đặt làm quản trị viên, chọn thẻ “CHỈ ĐỊNH LÀM QUẢN TRỊ VIÊN”

II.2.3.    Tạo đề kiểm tra trên quizizz.

  • Tạo đề kiểm tra trên quizizz từ nguồn có sẵn.

Bước 1: Trên giao diện của trang chủ, chọn nút Creat Quiz


Bước 2: Tại cửa số kế tiếp xuất hiện điền thông tin tên đề kiểm tra, môn … sau đó chọn next.

Bước 4: Tại giao diện tiếp theo: Lựa chọn các hình thức câu hỏi trắc nghiệm sau đó chọn Teleport

  • Multiple choice: Câu hỏi trắc nghiệm
  • Checkbox: dạng trắc nghiệm có nhiều phương án trả lời.
  • Fill – in – the – Blank: Điền vào chỗ trống
  • Poll: Dạng survey thu thập thông tin, ý kiến học
  • Open- Ended: Dạng câu hỏi mở.

Bước 5: Tại giao diện tiếp theo, trong mục tìm kiếm, gõ nội dung đề kiểm tra cần tạo

Bước 6: Chọn đề kiểm tra nguồn, sau đó chọn câu hỏi cần nạp vào đề mới và click add.

Bước 7: Lựa chọn xong câu hỏi và click “Done”


Bước 8: Bổ sung thông tin cho đề kiểm tra và chọn save

Như vậy chúng ta đã tạo xong được 1 đề kiểm tra từ nguồn có sẵn. Ưu điểm của cách làm này: Nhanh, tiết kiệm thời gian nhưng nhược điểm là chất lượng đề không cao vì không phải lúc nào cũng tìm được nguồn đề có chất lượng tốt. Ngoài ra có nhiều sai sót từ nguồn đề có sẵn do người post đề chưa kiểm duyệt kỹ (khoanh đỏ).

II.2.3.2    Tự tạo đề kiểm tra mới hoàn toàn trên quizizz. Từ bước 1 đến 3: Làm giống mục II.2.3.1

Bước 4: Tại giao diện tiếp theo: Lựa chọn các hình thức câu hỏi trắc nghiệm sau đó chọn New question

Bước 5: gõ hoặc coppy nội dung câu hỏi từ nguồn có sẵn, chọn đáp án đúng và chọn save

Bước tiếp theo làm giống bước 7, 8 của mục II.2.3.1

  • Sử dụng Quizizz để ôn tập cho học

Với ứng dụng quizizz có thể cho nhiều học sinh chơi cùng một thời điểm giống như một cuộc đua trực tiếp hoặc có thể cài đặt thành bài tập về nhà để học sinh chủ động thời gian hoàn thành.

II.2.4.1    Chơi trực tiếp:

Bước 1: Chọn game dự kiến tổ chức chơi Chọn Start a live quiziz Chọn classic

Bước 2: Chọn hình thức chơi sau đó chọn continue

  • Teams: Đội nhóm (thường tổ chức trên lớp)
  • Classic: kiểu truyền thống mỗi người chơi trên 1 thiết bị (rất phù hợp với dạy online hiện nay)
  • Test: Thực hiện bài kiểm tra một cách nghiêm túc, yêu cầu đăng nhập để làm bài.

Hoặc xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file word liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay