Đề thi hsg lớp 10 môn hóa đề luyện tập số 1 năm 2022 2023
ĐỀ LUYỆN – 1
Thời gian làm bài 150 phút
Câu 1:
a. Hãy xác định vị trí của nguyên tố R trong BTH. Biết trong oxit cao nhất R có số oxi hóa là m0 , trong hợp chất với hidro là mH và :
lm0l – lmHl = 6
b. Xác định nguyên tố R biết trong hợp chất với hidro có %H = 2,74% về khối lượng.
c. Viết công thức cấu tạo, công thức electron và xác định dạng lai hóa của R trong oxit cao nhất, công thức hidroxit và công thức hợp chất khí với H của R.
Câu 2:
Cho 16 gam hỗn hợp X chứa Mg và kim loại M vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Cũng 16 gam hỗn hợp X ở trên tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được dung dịch Y và 11,2 lít khí SO2 (đktc) duy nhất. Viết phương trình hóa học xảy ra và xác định kim loại M.
Câu 3:
Một mẫu đá được tìm thấy với thành phần : 13,2 9mg) 238U và 206Pb (mg) 206Pb. Biết trong quá trình phân rã 238U thành 206 Pb có chu kỳ phân rã là 4,51.109 năm
a. 23892U sau một số lần phân rã α và β– biến thành hạt nhân chì 20682Pb . Hỏi quá trình này đã phải trải qua bao nhiêu lần phân rã α và β–
b. Tính tuổi của mẫu đá đó .
Câu 4.
Một hợp chất được tạo thành từ các ion M+ và X22-. Trong phân tử của M2X2 có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 164. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 52. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23 đơn vị. Tổng số hạt trong M+ nhiều hơn trong X22- là 7 hạt.
a. Xác định các nguyên tố M, X và viết công thức của phân tử M2X2.
b. Viết cấu hình electron (dạng chữ và dạng obitan) của nguyên tố X.
Câu 5.
a) Oxit cao nhất của một nguyên tố R thuộc nhóm VIIA, có tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố mR:mO=7,1: 11,2 . Xác định nguyên tố R ?
b) Hòa tan 36,4g hỗn hợp A gồm Fe và MgCO3 vào 800ml dung dịch HR 2M thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y . Biết dY/O2 =0,85. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn A và nồng độ mol của dung dịch X. Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể .
Câu 6:
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.
a. SO2 + KMnO4 + H2O H2SO4 + MnSO4 + K2SO4
b. CuS + H2SO4 đặc CuSO4 + SO2 + H2O
c. Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + N2O + N2 + NH4NO3 + H2O
(biết tỉ lệ mol của N2O : N2 : NH4NO3 là 1 : 1 : 1)
d. FexOy + H2SO4 đặc …. + SO2 + H2O
Câu 7:
Crom có cấu trúc mạng lập phương tâm khối trong đó thể tích các nguyên tử chiếm 68% thể tích tinh thể. Khối lượng riêng của Cr là 7,2 g/cm3. Nếu xem nguyên tử Cr có dạng hình cầu thì bán kính gần đúng của nó là bao nhiêu?
Câu 8.
Hòa tan hoàn toàn 31,8 gam hỗn hợp chất rắn A gồm hai muối NaX và NaY (X,Y là hai nguyên tố ở hai chu kì kế tiếp thuộc nhóm VIIA) vào dung dịch AgNO3 dư thu được 57,4 gam kết tủa. Xác định X,Y và tính phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp A.
Câu 9.
Hỗn hợp X có khối lượng 82,3 gam gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl. Nhiệt phân hoàn toàn X thu được 13,44 lít O2 (đktc), chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với 0,3 lít dung dịch K2CO31M thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp 5 lần lượng KCl trong X. Tính phần trăm khối lượng KCl trong X.
Câu 10.
1. So sánh bán kính nguyên tử của các ion sau (giải thích)
a. Ca2+, S2-, K+, Cl–
b. K, Na, Mg, O, F
2. Một thanh đồng chứa 2 mol Cu trong đó có 2 đồng vị 65Cu ( 25%) và 63Cu
a. Tính khối lượng của thanh đồng
b. Tính số nguyên tử 65Cu có trong 2 gam thanh đồng trên.
c. Tính khối lượng notron (gam) của 6329Cu có trong 2 mol Cu trên.
Cho : Cho H =1; Li = 3; Be = 9; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; I = 127; Ba = 137. H(Z = 1), Be(Z = 4); N(Z = 7), F(Z = 9), Mg(Z = 12), P(Z = 15), S(Z = 16), Cl(Z = 17), Ca(Z = 20).
……………………….. ………………….
O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi
Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại
Tổng hợp đề thi hsg lớp 10 môn hóa học
Tổng hợp đề thi hsg lớp 11 môn hóa học
Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa