Đề thi hsg lớp 10 môn hóa đề luyện tập số 2 năm 2022 2023
ĐỀ LUYỆN 2
Thời gian làm bài 120 phút
Bài 1.
Nguyên tố R là phi kim thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn. Tỉ lệ giữa phần trăm nguyên tố R trong Oxit cao nhất và phần trăm R trong hợp chất khí với hidro bằng 0,5955. Cho 4,05 gam một kim loại M chưa rõ hóa trị tác dụng hết với đơn chất R thì thu được 40,05 gam muối . Xác định nguyên tố R và M.
Bài 2.
Phân tử AX3 có tổng số hạt cơ bản (p,n,e) là 30, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Số hạt mang điện của nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử X là 12.
1. Tìm số hiệu nguyên tử của A và X, công thức phân tử của AX3?
2. Xác định bộ 4 số lượng tử electron cuối cùng của nguyên tử nguyên tố A?
3. Bằng thuyết lai hóa hãy mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử AX3 và AX4+
Bài 3.
Cân bằng các phương trình phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
a. Cl2 + KOH → KClO3 + KCl + H2O
b. FeCu2S2 + O2 → Fe2O3 + CuO + SO2
c. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2 + H2O
(biết tỉ khối của NO và N2 đối với khí O2 = 0,9)
d. MxOy + HNO3 → M(NO3)n + NaOb + H2O
Bài 4:
Cho 20 gam hỗn hợp gồm kim loại M và Al vào dung dịch hỗn hợp H2SO4 và HCl trong đó số mol HCl gấp 3 lần số mol H2SO4 thì thu được 11,2 lít H2 (đktc)và vẫn còn dư 3,4 gam kim loại. Lọc lấy phần dung dịch rồi đem cô cạn thì thu được một lượng muối khan.
a. Tính tổng lượng muối khan thu được biết M có hóa trị II trong các muối này
b. Xác định kim loại M nếu biết số mol tham gia phản ứng của 2 kim loại bằng nhau.
Bài 5.
Một pho tượng gỗ trong một ngôi đền ở Nhật Bản thời Kamakura có độ phóng xạ của 1g cacbon là 12,9 phân rã/phút (vào năm 1990)
1. Xác định tuổi của pho tượng đó
2. Pho tượng được tạc vào năm nào?
Cho biết độ phóng xạ ban đầu của cacbon – 14 là 14 phân rã/phút/gam và chu kỳ bán hủy là 5730 năm.
Bài 6.
Cho rằng hạt nhân nguyên tử và chính nguyên tử H có dạng hình cầu. Hạt nhân nguyên tử hiđro có bán kính gần đúng bằng 10-15 m, bán kính nguyên tử hiđro bằng 0,53 ´10-10 m.
Hãy xác định khối lượng riêng của hạt nhân và nguyên tử hiđro.
(cho khối lượng proton = khối lượng nơtron » 1,672 ´10-27 kg
khối lượng electron = 9,109 ´10-31 kg)
Bài 7:
Hỗn hợp A gồm KClO3, Ca(ClO2)2, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl nặng 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn A thu được chất rắn B gồm KCl, CaCl2 và 17,472 lít khí ( ở đktc). Cho chất rắn B tác dụng hết với 360 ml K2CO3 0,5M (vừa đủ ) thu được dung dịch D và kết tủa C. Lượng KCl trong D gấp 22/3 lần lượng KCl trong A. Tính % lượng KClO3 có trong A.
Bài 8:
Cho dung dịch chứa 6,79 gam hỗn hợp 2 muối KX, KY ( X,Y là 2 nguyên tố có trong tự nhiện, ở hai chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm VIIA,( ZX<ZY) vào dung dịch AgNO3 dư thu được 8,61 gam kết tủa. Tính thành phần % khối lượng của KX trong hỗn hợp ban đầu
Cho : Cho H =1; Li = 3; Be = 9; O = 16; C= 12, F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; I = 127; Ba = 137. H(Z = 1), Be(Z = 4); N(Z = 7), F(Z = 9), Mg(Z = 12), P(Z = 15), S(Z = 16), Cl(Z = 17), Ca(Z = 20).
O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi
Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại
Tổng hợp đề thi hsg lớp 10 môn hóa học
Tổng hợp đề thi hsg lớp 11 môn hóa học
Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa