Đề thi HSG lớp 10 môn hóa trường THPT Buôn Hồ Đắk Lắc Năm 2022 2023
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN
Câu I: ( 4,0 điiểm)
1. Hợp chất A có công thức là MRx, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là kim loại, R là phi kim ở chu kỳ 3. Biết trong hạt nhân nguyên tử của M có: n – p = 4, của R có n’ = p’ (trong đó n, n’, p, p’ là số nơtron và proton). Tổng số proton trong MRx là 58.
Hãy xác định MRx ?
2. Một mẫu rađon (Rn), ở thời điểm t = 0, phóng ra 7,0.104 hạt α trong 1 giây, sau 6,6 ngày mẫu đó phóng xạ ra 2,1.104 hạt α trong 1 giây. Hãy tính chu kỳ bán hủy của rađon.
3. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử nguyên tố X, Y, và Z có electron cuối cùng đặc trưng bằng bốn số lượng tử:
X: n = 2; ; Y: n = 2; ;
Z: n = 2;
a. Xác định nguyên tố X, Y, Z. Qui ước: số lượng tử từ nhận giá trị từ thấp đến cao.
b. Xác định trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và dạng hình học của các phân tử, ion sau:
c. Giải thích tại sao hai phân tử NO2 có thể kết hợp với nhau tạo ra phân tử N2O4, trong khi đó hai phân tử CO2 không thể kết hợp với nhau để tạo ra phân tử C2O4.
4. Phân tử CuCl kết tinh dưới dạng lập phương tâm diện. (như hình bên)
a. Tính số ion Cu+ và Cl – rồi suy ra số phân tử CuCl chứa trong ô mạng cơ sở.
b. Xác định bán kính ion của Cu+.
Cho dCuCl = 4,136 g/cm3; r Cl-= 1,84Ao; MCu = 63,5gam/mol, MCl = 35,5 gam/mol, NA = 6,02.1023.
Đáp án câu I: (4,0 điểm)
1. Xác định MRx ?( 1,0 điểm)
– Trong M có: n – p =4 Þ n = p + 4
– Trong X có: n’ = p’
– Do electron có khối lượng không đáng kể nên: M = 2p + 4 (1)
R = x.2p’ (2) 0,25đ
– Theo đề bài: p’x + p = 58 (4) 0,25đ
– Giải (3), (4) Þ p’x = 32, p = 26, n = 30
p = 26 nên M là Fe. 0,25đ
– Do x thuộc số nguyên dương:
Biện luận:
x | 1 | 2 | 3 | 4 . . . |
p’ | 32 | 16 | 10,7 | 8 |
Kết luận | Loại | Nhận | Loại | Loại |
x= 2, p’ = 16 nên R là S.
Vậy công thức của A là FeS2 0,25đ
2. (0,5 điểm) Ta có: 0,25đ
Mặt khác:
3,7997 ngày 0,25đ
3. ( 1,5 điểm)
a. (0, 375 điểm);
X: có phân lớp ngoài cùng là 2p3 (N) 0,125đ
Y: có phân lớp ngoài cùng là 2p4 (O) 0,125đ
Z: có phân lớp ngoài cùng là 2p2 (C) 0,125đ
b. ( 0,375 điểm) ;
XY2: NO2: nguyên tử N lai hóa sp2, phân tử có dạng chữ V (dạng góc). 0,125đ
ZY2: CO2: nguyên tử C lai hóa sp, phân tử có dạng đường thẳng. 0,125đ
nguyên tử C lai hóa sp2, ion có dạng tam giác phẳng. 0,125đ
c. ( 0,75điểm) ;( Viết được 3 công thức cấu tạo và giải thích mỗi ý 0,25 điểm)
* Cấu tạo của CO2
O = C = O
Trên nguyên tử carbon không còn electron tự do nên hai phân tử CO2 không thể liên kết với nhau để tạo ra C2O4 0,25đ
* Cấu tạo của NO2
O
∙ N
O 0,25đ
Trên nguyên tử nitrogen còn 1 electron độc thân tự do, nên nguyên tử nitrogen này có khả nặng tạo ra liên kết cộng hoá trị với nguyên tử nitrogen trong phân tử thứ hai để tạo ra phân tử N2O4
O O O
2 N∙ N – N
O O O 0,25đ
4. ( 1,0 điểm)
a. ( 0,5 điểm) Vì lập phương mặt tâm nên
4 ion Cl– |
Cl– ở 8 đỉnh: ion Cl–
6 mặt: ion Cl– 0,25đ
4 ion Cu+ |
Cu+ ở giữa 12 cạnh : ion Cu+
ở tâm : 1×1=1 ion Cu+ 0,25đ
hoặc áp dụng định luật bảo toàn điện tích
Vậy số phân tử trong mạng cơ sở là 4Cu+ + 4Cl– = 4CuCl
b. (0,5 điểm)
với V=a3 ( N : số phân tử, a là cạnh hình lập phương)
0,25đ
Mặt khác theo hình vẽ ta có a= 2r+ + 2r–
0,25đ
Câu II: (4,0 điểm)
1. Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
a. FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
b. FeS2 + H2SO4 đặc ,nóng → Fe2(SO4)2 + SO2 + H2O
c. Cr2S3 + Mn(NO3)2 + K2CO3 → K2CrO4 + K2SO4 + K2MnO4 + NO + CO2
d. FexOy + HNO3 → Fe(NO)3 + NnOm + H2O
2. Có 1 pin điện được thiết lập trên cơ sở điện cực Cu nhúng vào dung dịch Cu(NO3)2 0,1M và điện cực Ag nhúng vào dung dịch AgNO3 0,1M.
Biết: = + 0,34V và = +0,80V.
a. Tính suất điện động của pin ở 25℃.
b. Tính nồng độ mol/lit các ion trong dung dịch khi pin ngừng hoạt động.
Đáp án câu II: (4,0 điểm)
1. ( 2,0 điểm); ( cân bằng đúng mỗi phản ứng 0,5 điểm)
a. (5x-2y)FeO + (16x-6y)HNO3 → (5x-2y)Fe(NO3)3 + NxOy + (8x-3y)H2O
b. 2FeS2 + 14H2SO4 đặc ,nóng → Fe2(SO4)2 + 15SO2 + 14H2O
c. Cr2S3 + Mn(NO3)2 + K2CO3 → K2CrO4 + K2SO4 + K2MnO4 + NO + CO2
2Cr+3 → 2Cr+6 + 6e
3S-2 → 3S +6 + 24e
Cr2S3 → 2Cr+6 + 3S +6 + 30e | x1 (a)
Mn+2 → Mn+6 + 4e
2N+5 + 6e → 2N+2
Mn(NO3)2 + 2e → Mn+6 + 2N+2 | x 15 (b)
Cộng (a) và (b)
Cr2S3 + 15Mn(NO3)2 → 2Cr+6 + 3S +6 + 15Mn+6 + 30N+2
Hoàn thành: Cr2S3 + 15Mn(NO3)2 + 20K2CO3 → 2K2CrO4 + 3K2SO4 + 15K2MnO4 + 30NO + 20CO2
d. FexOy + HNO3 → Fe(NO)3 + NnOm + H2O
xFe+2y/x → xFe+3 + (3x -2y)e | (5n – 2m)
nN+5 + (5n – 2m)e → nN+2m/n | (3x – 2y)
x(5n – 2m)Fe+2y/x + n(3x – 2y)N+5 → x(5n – 2m)Fe+3 + n(3x – 2y)N+2m/n
Hoàn thành:
(5n – 2m)FexOy + (18nx – 6my – 2ny)HNO3 →
→ x(5n – 2m)Fe(NO)3 + (3x – 2y)NnOm + (9nx – 3my – ny)H2O
2. ( 2,0 điểm)
a. ( 1,0 điểm)
PTHH của phản ứng xảy ra trong pin khi pin hoạt động:
Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag
b. (1,0 điểm)
Pin ngừng hoạt động:
Gọi x là nồng độ của Ag+ giảm đi trong quá trình hoạt động
Nồng độ Cu2+ tăng x/2 đơn vị
Ta có:
Câu III: (4,0 điểm)
1. Biết giá trị nhiệt động của các chất sau ở điều kiện tiêu chuẩn (298 K) là:
Chất | Fe | O2 | FeO | Fe2O3 | Fe3O4 |
(kcal.mol-1) | 0 | 0 | – 63,7 | – 169,5 | – 266,9 |
S0 (cal.mol-1.K-1 | 6,5 | 49,0 | 14,0 | 20,9 | 36,2 |
Tính biến thiên năng lượng do Gibbs (∆G0) của sự tạo thành các iron oxide, từ các đơn chất ở điều kiện chuẩn. Từ đó hãy cho biết ở điều kiện chuẩn iron oxide nào bền nhất?
2. Tính năng lượng liên kết trung bình C-H từ các kết quả thực nghiệm sau
– Nhiệt đốt cháy CH4= -801,7 kJ/mol
– Nhiệt đốt cháy hydrogen = -241,5 kJ/mol
– Nhiệt đốt cháy carbon than chì= -393,4 kJ/mol
– Nhiệt hóa hơi carbon than chì= 715 kJ/mol
– Năng lượng liên kết H-H =431,5 kJ/mol.
Các kết quả đều đo được ở 2980K và 1 atm.
3. Hòa tan một mẫu zinc (Zn) trong acid HCl ở 200C thấy kết thúc sau 27 phút. Ở 400C cũng mẫu zinc đó tan hết sau 3 phút. Hỏi ở 550C, mẫu Zn tan sau bao lâu.
4. Hỗn hợp khí gồm 1 mol N2 và 3 mol H2 được gia nhiệt tới 3870C tại áp suất 10 atm. Hỗn hợp cân bằng chứa 3,85% NH3 về số mol. Xác định KC và KP.
Đáp án câu III: (4,0 điểm)
1. ( 1,0 điểm)
(1)
(2)
(3)
Ta có:
Vậy ở điều kiện thường oxide Fe3O4 bền nhất
2. (1,0 điểm)
Viết các phản ứng : CH4 ® C (r) + 4H CH4 + 2O2 ® CO2 + 2H2O DH1 2H2O ® O2 + 2H2 -DH2 CO2 ® O2 + C (r) -DH3 C (r) ® C (k) DH4 2H2 ® 4H 2DH5 Tổ hợp các phương trình này ta được: CH4 ® C (r) + 4H 4DH0 C-H = DH1 -DH2 -DH3 +DH4 + 2DH5 = 1652,7 kJ/mol Năng lượng liên kết C-H = 413,175 kJ/mol | 0,5đ 0,25đ 0,25đ |
3. (1,0 điểm)
Cả 3 trường hợp đều hòa tan cùng 1 lượng Zn nên có thể xem tốc độ trung bình của phản ứng tỉ lệ nghịch với thời gian phản ứng
Khi đun nóng từ 200C đến 400C, tốc độ phản ứng tăng lên 9 lần
=9 g =3
Vậy khi đun nóng từ 400C đến 550C, tốc độ phản ứng tăng =5,2 (lần)
Vậy thời gian là =0,577 phút
4. (1,0 điểm)
Hỗn hợp khí gồm 1 mol N2 và 3 mol H2 được gia nhiệt tới 3870C tại áp suất 10 atm. Hỗn hợp cân bằng chứa 3,85% NH3 về số mol. Xác định KC và KP.
Phản ứng : N2 + 3H2 ® 2NH3
Ban đầu 1 3 mol
Phản ứng x 3x 2x
Cân bằng (1-x) (3-3x) 2x
Lúc cân bằng số mol H2= 3 lần số mol N2
Vậy % số mol N2 lúc cân bằng là : =24,04%; %H2= 72,11
Áp suất riêng phần đối với từng chất là
PNH3 = 0,0385.10= 0,385 atm; PH2= 0,7211.10 =7,211 atm
PN2 = 0,2404.10= 2,404 atm; KP = = 1,644.10-4 ;
KC = KP. (RT)–Dn = 0,4815.
Câu IV: ( 4,0 điểm)
1. Tính pH của dung dịch thu được khi trộn lẫn 50,0 mL dung dịch NH4Cl 0,200 M với 75,0 ml dung dịch NaOH 0,100 M. Biết Kb (NH3) = 1,8.10-5.
2. Trị số pH của dung dịch bão hòa magnesium hyđroxide trong nước tại 25℃ là 10,5.
a. Tính độ tan của magnesium hyđroxide trong nước.
b. Tính tích số tan của magnesium hyđroxide.
c. Tính độ tan của magnesium hyđroxide trong dung dịch NaOH 0,01M tại 25℃
d.Trộn hỗn hợp gồm 10 gam magnesium hyđroxide và 100 ml dung dịch HCl 0,10M tại 25℃. Tính pH của dung dịch thu được (xem nhưng thể tích dung dịch sau pha trộn không đổi).
Đáp án câu IV(4,0 điểm):
1. (1,5 điểm)
;
NH4Cl + NaOH ® NaCl + NH3 + H2O
0,08 0,06
0,06 0,06 0,06
0,02 0 0,06
Xét cân bằng :
NH3 + H2O ⇄ NH4+ + OH–
0,06 0,02
x x x
0,06–x 0,02+x x
, gần đúng
Þ
2. (2,5 điểm)
O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi
Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại
Tổng hợp đề thi hsg lớp 11 môn hóa học
Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa