Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Nghệ An năm 2022 2023
Lập phương trình hóa học bằng phương pháp thăng bằng electron, xác định chất oxi hóa, chất khử của các phản ứng oxi hóa khử sau: + Phản ứng tạo gỉ sắt trong trong tự nhiên Fe + O2 + H2O Fe(OH)3 + Dùng dung dịch H2O2 để phục hồi các bức tranh cổ bị hóa đen bởi PbS PbS + H2O2 PbSO4 + H2O |
+ Chất oxi hóa là O2, chất khử là Fe + Chất oxi hóa là H2O2, chất khử là PbS |
Viết phương trình điện li các chất sau: NaOH, HClO, NaHSO3. |
Viết phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện nếu có) thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau: Cl2 NaClHClCl2CaOCl2 (clorua vôi) |
Quá trìnhsản xuất H2SO4 trong công nghiệp, ở công đoạn 3 người ta dùng dung dịch H2SO4 nồng độ 98% để hấp thụ SO3 tạo thành oleum. Tính khối lượng (tấn) oleum thu được khi dùng 3,6 tấn dung dịch H2SO4 98% để hấp thụ SO3 thành oleum (giả thiết oleum tạo thành có công thức là H2SO4.2SO3). |
m H2O = ; m H2SO4 = 3,6 – 0,072 = 3,528(tấn) SO3 + H2O H2SO4 (1) m SO3= m H2SO4 (1) = 0,072 + 0,32 = 0,392 (tấn); tổng khối lượng H2SO4 = 3,528 + 0,392 = 3,92 (tấn) 2SO3 + H2SO4 H2SO4.2SO3 (2) m SO3 (2) = m oleum = 6,4 + 0,32 +3,6 = 10,32 (tấn) |
Viết bốn phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện nếu có) thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau: |
Hòa tan hết 16 gam gam kim loại M trong 105 gam dung dịch HNO3 48% thu được dung dịch X chỉ chứa một muối. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 2M, lọc bỏ kết tủa rồi cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y. Nung Y tới khối lượng không đổi thu được 19,25 gam chất rắn. Làm lạnh phần 2 đến 200C thì có 14,8 gam tinh thể (E) tách ra và dung dịch còn lại có nồng độ 35,61%. Biết hiđroxit của M không tan trong dung dịch kiềm. Xác định công thức của E. |
* Xét Phần 1: Nếu NaOH hết Þ Bảo toàn Na: nNaNO2 = nNaOH = 0,3 Þ mNaNO2 = 20,7 gam > mchất rắn = 19,25 là vô lí Þ NaOH dư; M(NO3)n hết. Þ NaOH dư = x mol Þ Bảo toàn Na: nNaNO2 = 0,3 – x Þ mchất rắn = 40x + 69.(0,3-x) = 19,25 Þ x = 0,05 mol Þ nNaNO2 = 0,25 Bảo toàn N: Theo sơ đồ 1: ta có * Xét phần 2: mdung dịch sau kết tinh = 54,4 – 14,8 = 39,6 gam Þ mCu(NO3)2 còn lại trong dung dịch = 14,1 gam Þ nCu(NO3)2 còn lại trong dung dịch = 0,075 mol Þ nCu(NO3)2 kết tinh = 0,125-0,075 = 0,05 mol Þ nH2O kết tinh = (14,8 – 0,05 . 188):18 = 0,3 mol. |
Hỗn hợp X gồm hai muối M2CO3 và MHCO3.Cho dung dịch HCl dư vào 8,84 gam X, thu được dung dịch Y và CO2. Hấp thụ hết lượng CO2 ở trên vào dung dịch chứa 0,02 mol Ba(OH)2 và 0,10 mol KOH, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa Z và dung dịch T chỉ chứa 8,76 gam muối. 1. Xác định công thức hai muối trong X. 2. Tính % khối lượng mỗi muối trong X. |
Ta có sơ đồ phản ứng: * Nếu dung dịch T chứa Ba(HCO3)2 và KHCO3; m KHCO3 = 0,1.100 = 10,0 gam > 8,76 Þ loại. * Nếu dung dịch T chứa K2CO3 (x mol) và KHCO3 (y mol). Bảo toàn Ba nBaCO3 = 0,02 mol Bảo toàn C nCO2 = 0,02 + 0,06 + 0,02 = 0,1 mol. = TH1. Với M là Na (M = 23)công thức của 2 muối có trong X là Na2CO3 (a mol) và NaHCO3 (b mol) %m (Na2CO3) =; %m (NaHCO3) = 100% – 23,98% = 76,02%. TH2: M là NH4+ ( M = 18)công thức của 2 muối có trong X là (NH4)2CO3 (a mol) và NH4HCO3 (b mol) %m (NH4)2CO3 =; %m (NH4HCO3) = 100% – 60,05% = 39,95%. |
Oximen có công thức phân tử C10H16 (có trong tinh dầu lá húng quế), có cấu tạo mạch hở, chỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử. Xác định số liên kết π (pi), liên kết s (xích ma), liên kết đơn có trong một phân tử oximen. |
Số liên kết π = 3 Số liên kết s = 25 Số liên kết đơn = 22 |
Hãy giải thích: + Tại sao không được để các bình chứa xăng, dầu (gồm các ankan) gần lửa, trong khi đó người ta có thể nấu chảy nhựa đường (trong thành phần cũng có các ankan) để làm đường giao thông. + Không dùng nước để dập các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc khí cacbonic. |
– Không được để các bình chứa xăng, dầu gần lửa là vì xăng dầu gồm các ankan mạch ngắn nên dễ bay hơi, dễ bắt lửa và dễ cháy. – Nhưng người ta có thể nấu chảy nhựa đường để làm đường giao thông vì nhựa đường gồm các ankan có mạch cacbon rất lớn nên khó bay hơi, kém bắt lửa và khó cháy. – Vì xăng, dầu nhẹ hơn nước, khi dùng nước thì xăng, dầu sẽ nổi lên trên mặt nước, làm cho đám cháy lớn hơn. – Còn khi sử dụng cát hoặc khí cacbonic thì sẽ ngăn cản xăng, dầu tiếp xúc với oxi không khí làm cho đám cháy bị dập tắt. |
Hợp chất hữu cơ X, Y, Z đều đơn chức, mạch hở. Hai chất X, Y có cùng công thức phân tử C3H6O và khi tác dụng với H2 (xúc tác Ni, to) tạo ra cùng sản phẩm hữu cơ. Chất Z có công thức phân tử C3H4O2 phản ứng được với Na và dung dịch NaOH. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm trên. |
X là CH2=CH-CH2-OH và Y là CH3-CH2-CHO (hoặc ngược lại) Z là CH2=CH-COOH |
Cho 17,2 gam hỗn hợp X gồm hai anđehit A, B (đều mạch hở, không phân nhánh) tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni, to), thu được 18,4 gam hỗn hợp Y gồm hai ancol. Đốt cháy hết 18,4 gam Y trong O2 dư, thu được 0,7 mol CO2 và 1,0 mol H2O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định công thức cấu tạo của A, B. |
Xem thêm đề thi HSG
O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi
Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại
Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa