Đề thi HSG môn hóa lớp 10 trường THPT Phan Đình Phùng Đắk Lắc Năm 2022 2023
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN
Câu 1: (4,0 điểm)
1) Phân tử M được tạo nên bởi ion X3+ và Y2-. Trong phân tử M có tổng số hạt p, n, e là 224 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 72 hạt. Tổng số hạt p, n, e trong ion X3+ ít hơn trong ion Y2- là 13 hạt. Số khối của nguyên tử Y lớn hơn số khối của nguyên tử X là 5 đơn vị. Xác định số hạt p, n, e của nguyên tử X, Y và công thức phân tử của M.
2) X, Y, R, A, B, M theo thứ tự là 6 nguyên tố liên tiếp trong Hệ thống tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 63 (X có số đơn vị điện tích hạt nhân nhỏ nhất).
a. Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của X, Y, R, A, B, M.
b. Viết cấu hình electron của X2−, Y−, R, A+, B2+, M3+. So sánh bán kính của chúng và giải thích?
Câu | Đáp án | thang điểm |
1.1 | Gọi ZX, ZY tương ứng là số proton của X, Y . ( ZX, ZY є Z*) NX, NY tương ứng là số nơtron của X, Y. ( NX, NY є Z*) Phân tử M được tạo nên bởi ion X3+ và ion Y2- do đó M có công thức phân tử là: X2Y3. | 0,5 |
– Tổng số hạt p, n, e trong phân tử M là: 2(2ZX + NX) + 3( 2ZY + NY) = 224 (1) – Trong phân tử M, hiệu số hạt mang điện và số hạt không mang điện là: ( 4ZX + 6ZY) – (2NX + 3NY) = 72 (2) – Hiệu số hạt p, n, e trong ion X3+ và ion Y2-: (2ZY + NY +2) – ( 2ZX + NX – 3) = 13 (3) | 0,5 | |
– Hiệu số khối trong nguyên tử X và Y là: (ZY + NY) – ( ZX + NX) = 5 (4) Lấy (1) + (2) ta được: 2ZX + 3 ZY = 74 (5) Lấy (3) – (4) ta được: ZY – ZX = 3 (6) | 0,5 | |
Giải hệ (5) và (6) được ZX = 13; ZY = 16 => NX = 14; NY = 16 Vậy X là Al (e=p=13; n=14) và Y là S (e=p=n=16). Công thức phân tử của M: Al2S3. | 0,5 | |
1.2 | Gọi Z là số điện tích hạt nhân của X => Số điện tích hạt nhân của Y, R, A, B, M lần lượt (Z + 1), (Z + 2), (Z + 3), (Z + 4), (Z+5) Theo giả thiết Z + (Z + 1) + (Z + 2) + (Z + 3) + (Z + 4)+ (Z+5) = 63 => Z = 8 | 0,5 |
® 8X; 9Y; 10R; 11A; 12B, 13M (O) (F) (Ne) (Na) (Mg) (Al) | 0,5 | |
O2-, F–, Ne, Na+, Mg2+ , Al3+ đều có cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 | 0,5 | |
Số lớp e giống nhau => bán kính r phụ thuộc điện tích hạt nhân. Điện tích hạt nhân càng lớn thì bán kính r càng nhỏ. rO2- > r F-> rNe >rNa+ > rMg2+ > rAl3+ | 0,5 |
Câu 2: (4,0 điểm)
Cho biết nhiệt hình thành chuẩn của CH4(k), C2H6(k) lần lượt bằng -17,89; -20,24, nhiệt thăng hoa của Cgrafit là 170, năng lượng liên kết EH-H là 103,26. Hãy tính nhiệt hình thành chuẩn của C3H8(k). (Các giá trị đều được tính theo Kcal/mol).
Câu | Đáp án | thang điểm |
2 | Từ giả thiết ta có: C(gr) + 2H2(k) → CH4(k) (1) ΔH1 = -17,89 (Kcal/mol) 2C(gr) + 3H2(k) → C2H6(k) (2 ΔH2 = -20,24 (Kcal/mol) C(gr) → C(k) (3)ΔH3 = 170 (Kcal/mol) H2(k) → 2H(k) (4)ΔH4 = 103,26 (Kcal/mol) CH4(k) → C(k) + 4H(k) (5)ΔH5 | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
+ ta có (5)= -(1)+(3)+2×(4) Nên ΔH5 = -ΔH1 + ΔH3 + 2ΔH4 = 394,41 = 4 EC-H ÞEC-H = 98,6025(Kcal/mol). | 1 | |
C2H6(k) → 2C(k) + 6H(k) (6) ΔH6 + ta có (5)= -(2)+2×(3)+ 3×(4) Nên ΔH6 = -ΔH2 + 2ΔH3 + 3ΔH4 = 6 EC-H + EC-C Þ EC-C = 78,405(Kcal/mol). | 1 | |
C3H8(k) → 3C(k) + 8H(k) (7) ΔH7 ΔH7 = 8 EC-H + 2EC-C = 945,63(Kcal/mol) Þ 3C(gr) + 4H2(k) → C3H8(k) (8) ΔH8 Ta có (8)= -(7)+3(3)+ 4(4) ΔH8 = -ΔH7 + 3ΔH3 + 4ΔH4 = -22,59 (Kcal/mol) Vậy nhiệt hình thành chuẩn của C3H8(k) là -22,59 (Kcal/mol) | 1 |
Câu 3: (4,0 điểm)
1. Thêm 1ml dung dịch MgCl2 1M vào 100 ml dung dịch NH3 1M và NH4Cl 1M được 100 ml dung dịch A, hỏi có kết tủa Mg(OH)2 được tạo thành hay không?
Biết: =10-10,95 và = 10-4,75.
2. Tính pH của dung dịch thu được khi trộn lẫn các dung dịch sau:
a. 10ml dung dịch CH3COOH 0,10M với 10ml dung dịch HCl có pH = 4,00
b. 25ml dung dịch CH3COOH có pH = 3,00 với 15ml dung dịch KOH có pH = 11,00
c. 10ml dung dịch CH3COOH có pH = 3,00 với 10ml dung dịch axit fomic (HCOOH) có pH=3,00.
Biết Ka của CH3COOH và HCOOH lần lượt là 10-4,76 và 10-3,75(Khi tính lấy tới chữ số thứ 2 sau dấu phẩy ở kết quả cuối cùng).
Câu | Đáp án | thang điểm |
3.1 | Khi thêm 1ml dung dịch MgCl2 1M vào 100ml dung dịch đệm thì ban đầu = 10-2 (M). Ta có: = [Mg2+][OH–]2 = 10-10,95 Để kết tủa Mg(OH)2 thì [Mg2+][OH–]2 ³ 10-10,95 Þ [OH–]2 ³ = 10-8,95. Hay [OH–] ³ 10-4,475 * Dung dịch: NH4Cl 1M + NH3 1M. cân bằng chủ yếu là: NH3 + H2O + OH– = Kb = 10-4,75 1 1 1-x 1+x x Kb = = 10-4,75 Þ x = 10-4,75 Hay [OH–] = 10-4,75 < 10-4,475. Vậy khi thêm 1 ml dung dịch MgCl2 1M vào 100ml dung dịch NH3 1M và NH4Cl 1M thì không xuất hiện kết tủa Mg(OH)2. | 1 |
3.2 | a. Dung dịch HCl có pH = 4,0 Þ [H+] = [HCl] = 10-4M Sau khi trộn: HCl → H+ + Cl– 5.10-5M 5.10-5M CH3COOH CH3COO– + H+ C 0,05M 0 5.10-5M ∆C x x x [ ] 0,05-x x 5.10-5 + x x = 8,991.10-4M (nhận) x = -9,664.10-4M(loại) pH = -lg[H+] = -lg(5.10-5 + x) = 3,023=3,02 b. Gọi CA là nồng độ M của dung dịch CH3COOH CH3COOH CH3COO– + H+ C CA 0 0 ΔC x x x [ ] CA – x x x Với pH = 3,0 Þ x = 10-3M Dung dịch KOH có pH = 11,0 Þ [OH–] = [KOH] = Sau khi trộn: Phản ứng 3,66.10-2 3,75.10-4 0 0 Sau phản ứng (3,66.10-2 – 3,75.10-4 )0 3,75.10-4 3,75.10-4 CH3COOH CH3COO– + H+ C ΔC [ ] 0,036225 3,75.10-4 0 x x x 0,036225– x x+3,75.10-4 x Nên Ka= x(x+3,75.10-4)/(0,036225-x)=10-4,76 → x = 6,211.10-4 pH = 3,207=3,21 c. Tương tự với câu trên: – Dung dịch CH3COOH có pH = 3,0 ứng với – Dung dịch HCOOH có pH = 3,0 ứng với nồng độ axit fomic Sau khi trộn lẫn: Bảo toàn điện tích : [H+]=[CH3COO–]+[HCOO–] Ta có: h= C1Ka1/(Ka1+h)+ C2Ka2/(Ka2+h) → h3+h2(Ka1+Ka2)+h(Ka1Ka2 –C1Ka1-C2Ka2 )-( C1Ka1Ka2 +C2 Ka1Ka2)=0 Ta có h= 9,997.10-4. Nên pH = 3,00 | 1 1 1 |
Câu 4 (4,0 điểm)
1. Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
a. FexOy + H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
b. FeS2 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
c. Al + HNO3 Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O (tỉ lệ mol NO và N2O tương ứng là 3:1)
d. Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
2. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. Viết cấu hình electron và xác định vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn.
O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi
Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại
Tổng hợp đề thi hsg lớp 11 môn hóa học
Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa