Đề thi thử TN THPT 2022 môn hóa THPT Trần Quốc Tuấn Quảng Ngãi lần 1 có đáp án
Trần Quốc Tuấn – Quảng Ngãi (Lần 1)
1A |
2A |
3C |
4B |
5B |
6D |
7B |
8A |
9A |
10C |
11C |
12D |
13A |
14C |
15A |
16A |
17D |
18C |
19C |
20D |
21C |
22B |
23A |
24B |
25D |
26A |
27D |
28B |
29D |
30D |
31A |
32B |
33D |
34D |
35B |
36C |
37B |
38C |
39C |
40B |
Câu 1: Công thức cấu tạo thu gọn của este phenyl axetat là
A. CH3COOC6H5. B. HCOOC6H5. C. C6H5COOCH3. D. CH3COOC2H5.
Câu 2: Trong Bảng tuần hoàn, kim loại kiềm thổ ở nhóm
A. IIA. B. IA. C. VIA. D. IIB.
Câu 3: Cacbohiđrat nào sau đây không tham gia phản ứng thuỷ phân?
A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Glucozơ. D. Tinh bột.
Câu 4: Một hợp chất của nhôm có tính chất lưỡng tính và kém bền nhiệt. Hợp chất đó là
A. Al2O3. B. Al(OH)3. C. Al2(SO4)3. D. AlCl3.
Câu 5: Nước cứng chứa nhiều ion
A. Cl-, SO42-. B. Ca2+, Mg2+. C. Fe2+, Cu2+. D. HCO3-, SO42-.
Câu 6: Chất nào sau đây là este?
A. CH3CHO. B. CH3COCH3. C. CH3COOH. D. CH3COOCH3.
Câu 7: Liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là
A. liên kết Van der Waals. B. liên kết peptit.
C. liên kết ion. D. liên kết hiđro.
Câu 8: Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?
A. CH3-CH=CH2. B. H2N-CH2-COOH. C. CH2OH-CH2OH. D. CH3COOC2H5.
Câu 9: Cho các kim loại: Fe, Cu, Mg, Ag. Kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Mg. B. Ag. C. Cu. D. Fe.
Câu 10: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. Fe + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3Ag B. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
C. Cu + 2HCl → CuCl2 + H2 D. Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4
Câu 11: Este X có công thức phân tử là C2H4O2. Tên của X là
A. metyl axetat. B. etyl axetat. C. metyl fomat. D. etyl fomat.
Câu 12: Tính chất nào sau đây không thuộc tính chất vật lý chung của kim loại?
A. Có ánh kim. B. Tính dẻo.
C. Dẫn điện. D. Nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 13: Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm chức
A. -NH2 và -COOH. B. -NH2 và -CHO. C. -NH2 và -OH. D. -OH và -COOH.
Câu 14: Công thức phân tử của saccarozơ là
A. C6H12O6. B. C6H10O5. C. C12H22O11. D. (C6H10O5)n.
Câu 15: Anilin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm. Công thức phân tử của anilin là
A. C6H5-NH2. B. CH3-NH2.
C. C2H5-NH2. D. CH3-CH(NH2)-COOH.
Câu 16: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp?
A. Tơ visco. B. Tơ nitron. C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ tằm.
Câu 17: Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Peptit chứa từ 2 liên kết peptit trở lên trong phân tử mới tham gia phản ứng thuỷ phân.
B. Thuỷ phân este đơn chức trong dung dịch axit luôn thu được axit cacboxylic và ancol.
C. Dung dịch của các amin đều làm xanh quì tím.
D. Trong phân tử protein luôn chứa nguyên tố nitơ.
Câu 18: Cho sơ đồ phản ứng sau:
X (C5H11O2N) + NaOH → A + B
Y (cacbohiđrat) (enzim) → B + CO2
A là muối natri của một α-amino axit. Kết luận đúng là
A. Y là fructozơ. B. X là este của glyxin với ancol etylic.
C. A là muối natri của alanin. D. B là CH3OH.
Câu 19: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Cu tác dụng với dung dịch FeCl3.
(2) Cho Fe tác dụng với dung dịch ZnSO4.
(3) Cho Na tác dụng với dung dịch CuSO4.
(4) Cho dung dịch Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch AgNO3.
Số thí nghiệm có xảy ra sự khử ion kim loại là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 20: Thuỷ phân este X trong dung dịch axit, thu được axit propionic và ancol metylic. Công thức cấu tạo của X là
A. CH2=C(CH3)-COO-CH3. B. CH3-COO-CH2-CH3.
C. CH2=CH-COO-CH3. D. CH3-CH2-COO-CH3.
Câu 21: Hợp chất X thuộc loại cacbohiđrat. Thuỷ phân X trong môi trường axit thu được hai monosaccarit khác nhau. X là
A. xenlulozơ. B. tinh bột. C. saccarozơ. D. glucozơ.
Câu 22: Amin X có tên thay thế là N-metyletanamin. Tên gốc chức của X là
A. propylamin. B. etylmetylamin. C. đimetylamin. D. etylamin.
Câu 23: Sự tạo thành thạch nhũ đa dạng phong phú trong các hang động đá vôi tạo nên cảnh quan thiên nhiên kỳ thú được giải thích bằng phản ứng nào sau đây?
A. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O B. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
C. CaCO3 → CaO + CO2 D. CaO + H2O → Ca(OH)2
Câu 24: Trường hợp nào sau đây xảy ra sự ăn mòn điện hoá?
A. Nhúng thanh sắt vào dung dịch FeCl3.
B. Để chiếc đinh thép trong không khí ẩm.
C. Nhúng thanh kẽm nguyên chất trong dung dịch H2SO4 loãng.
D. Đốt dây sắt trong bình đựng khí clo.
Câu 25: Poli(metyl metacrilat) là polime trong suốt, được dùng để sản xuất thuỷ tinh hữu cơ. Poli(metyl metacrilat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?
A. CH3-COO-C(CH3)=CH2. B. CH3-COO-CH=CH2.
C. CH2=CH-COO-CH3. D. CH2=C(CH3)-COO-CH3.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Dung dịch lysin trung tính.
B. Dung dịch metylamin làm xanh quì tím.
C. Dung dịch axit glutamic làm hồng quì tím.
D. Nhỏ dung dịch Br2 vào anilin thấy tạo kết tủa trắng.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Metyl acrylat thuộc loại este có công thức chung là CnH2n-2O2.
B. Tristearin là chất béo rắn ở điều kiện thường.
C. Đun triglixerit với dung dịch NaOH, thu được muối natri của axit béo và glixerol.
D. Đun etyl axetat với nước có xúc tác axit vô cơ, phản ứng thuỷ phân xảy ra hoàn toàn.
Câu 28: Dung dịch nào sau đây không làm giảm tính cứng của nước cứng tạm thời?
A. Ca(OH)2. B. HCl. C. Na2CO3. D. NaOH.
Câu 29: Cho 6,6 gam este X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được ancol etylic và 6,15 gam muối. Tên của X là
A. Etyl acrilat. B. Etyl fomat. C. Etyl propionat. D. Etyl axetat.
Câu 30: Đun m gam triglixerit X với lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp hai muối gồm 13,9 gam natri panmitat và 7,6 gam natri oleat. Giá trị của m là
A. 19,8. B. 21,5. C. 22,1. D. 20,8.
Câu 31: Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y và 2,4 gam Cu không tan. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong hỗn hợp X là
A. 50%. B. 40%. C. 70%. D. 60%.
Câu 32: Cho 5,12 gam hỗn hợp X gồm 2 amin tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,2M, thu được 9,50 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 140. B. 100. C. 160. D. 120.
Câu 33: Đun 6,3 gam hợp chất X có công thức phân tử C6H16O4N2 với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được m gam muối của một axit cacboxylic hai chức và hai amin đơn chức đồng đẳng kế tiếp. Giá trị của m là
A. 4,76. B. 5,53. C. 4,69. D. 5,18.
Câu 34: Nhúng thanh sắt vào 250 ml dung dịch CuSO4, khi ion Cu2+ bị khử hết, lấy thanh sắt ra thấy khối lượng dung dịch giảm 2,4 gam. Nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4 là
A. 0,8M. B. 0,6M. C. 1,0M. D. 1,2M.
Câu 35: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na và Al tác dụng với nước dư, thu được dung dịch Y; 2,688 lít (đktc) khí H2 và 0,5 gam Al không tan. Giá trị của m là
A. 3,36. B. 3,50. C. 2,66. D. 3,20.
Câu 36: Thuỷ phân hoàn toàn m gam tinh bột, thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng, thu được 12,96 gam Ag. Giá trị của m là
A. 4,86. B. 19,44. C. 9,72. D. 6,48.
Câu 37: Hỗn hợp X gồm 3 este mạch hở, đều được tạo bởi axit cacboxylic và ancol. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần vừa đủ 29,568 lít (đktc) O2. Mặt khác, đun m gam hỗn hợp X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm các muối và hỗn hợp Z gồm các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, thu được 27,28 gam CO2 và 14,84 gam Na2CO3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z cần vừa đủ 11,648 lít (đktc) O2, thu được 10,8 gam H2O. Giá trị của m là
A. 22,86. B. 24,32. C. 23,54. D. 23,78.
Câu 38: Điện phân V ml dung dịch muối nitrat của kim loại M với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây, khối lượng dung dịch giảm 5,6 gam và ở catot thu được a gam kim loại M. Sau thời gian 2t giây, khối lượng dung dịch giảm 8,1 gam và ở catot thoát ra 1,12 lít (đktc) khí. Giả thiết kim loại M có hoá trị không đổi và lượng nước bay hơi trong quá trình điện phân không đáng kể. Giá trị của a là
A. 4,55. B. 7,56. C. 4,48. D. 5,12.
Câu 39: Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba và Na có tỉ số mol tương ứng là 2 : 3 tan hết vào 74,35 gam nước, thu được dung dịch Y và 1,568 lít (đktc) H2. Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Y, lượng kết tủa biến thiên được biểu diễn trên đồ thị sau:
Khi số mol CO2 là x mol, thu được dung dịch Z trong đó nồng độ % của muối NaHCO3 là
A. 9,15%. B. 6,75%. C. 6,30%. D. 7,20%.
Câu 40: Hỗn hợp M gồm hiđrocacbon X và hai amin Y, Z no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp, trong đó MY < MZ và nY > nZ. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp M cần vừa đủ 84,84 lít (đktc) không khí (chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích), dẫn hỗn hợp sản phẩm gồm CO2, N2, hơi nước qua bình đựng dung dịch NaOH đặc, dư, thấy khối lượng bình tăng 30,87 gam đồng thời có 69,104 lít (đktc) khí thoát ra khỏi bình. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M là
A. 34,55%. B. 33,05%. C. 36,11%. D. 30,84%.
O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi
Trần Quốc Tuấn – Quảng Ngãi (Lần 1)
Các thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hơn tại
Tổng hợp đề thi thử TN THPT môn hóa năm 2022 có đáp án
Tổng hợp đề thi TN THPT 2021 môn hóa file word có lời giải
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa
- Phương pháp tư duy dồn chất xếp hình giải bài tập hóa học hữu cơ
- Tổng hợp bài tâp phương pháp dồn chất xếp hình
- 100 câu lý thuyết đếm hóa hữu cơ lớp 12 thi TN THPT
- 200 câu lý thuyết đếm hóa học lớp 12 có đáp án ôn thi TN THPT
- Tổng hợp kĩ thuật phương pháp giải bài tập peptit đầy đủ chi tiết
- Tổng hợp bài tập hữu cơ hay và khó có lời giải chi tiết
- Biện luận công thức phân tử muối amoni hữu cơ đầy đủ chi tiết
- Giải bài tập chất béo theo phương pháp dồn chất
- Tổng hợp 50+ bài tập chất béo có lời giải chi tiết
- Tổng hợp bài tập vô cơ hay và khó có lời giải chi tiết
- Tổng hợp đề thi môn hóa của bộ giáo dục từ năm 2007 đến nay
- Tổng hợp các phương pháp giải bài tập môn hoá học
- Tổng hợp giáo án chủ đề STEM trong môn hóa học
- Tổng hợp đề thi THPT QG 2021 file word có lời giải chi tiết
- Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học
- Tổng hợp đề thi giữa học kì 1 môn hóa cả 3 khối 10 11 12
- Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi giữa học kì 2 cả ba khối 10 11 12
- Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 12 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 môn hoá học
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 10
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 11
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 12
- Tổng hợp 23 phương pháp giải bài tập môn hóa học
- Tư duy NAP về tính bất biến của kim loại
- Tư duy NAP về tính bất biến của hỗn hợp chứa hợp chất
- Tư duy NAP đi tắt đón đầu kết hợp với các định luật bảo toàn
- Tư duy NAP phân chia nhiệm vụ H+
- Vận dụng linh hoạt và liên hoàn các định luật bảo toàn
- Bài toán vận dụng tư duy điền số điện tích có lời giải chi tiết
- Bài toán khử oxit kim loại bằng H2 CO hoặc C có lời giải chi tiết
- Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối có lời giải chi tiết
- Bài toán kim loại tác dụng với axit HCl H2SO4 có lời giải chi tiết
- Lý thuyết và bài tập kim loại tác dụng với axit HNO3 có lời giải chi tiết
- Lý thuyết và bài tập điện phân có lời giải chi tiết
- Bài toán đồ thị cơ bản trong hóa học có lời giải chi tiết
- Bài toán đồ thị nâng cao có lời giải chi tiết
- Bài toán CO2 SO2 tác dụng với dung dịch kiềm có lời giải chi tiết
- Bài toán nhỏ từ từ H+ vào dung dịch HCO3- và CO32- có lời giải chi tiết
- 30+ bài toán nhiệt nhôm có lời giải chi tiết
- Bài toán hỗn hợp Na K Ca Ba và oxit tác dụng với nước có lời giải chi tiết
- Bài toán hỗn hợp Al Na K Ca Ba tác dụng với nước có lời giải chi tiết
- Bài toán hỗn hợp kết tủa của BaCO3 và Al(OH)3 có lời giải chi tiết
- Các dạng toán nâng cao về sắt và các hợp chất của sắt có lời giải chi tiết
- Bài toán liên quan tới phản ứng Fe2+ tác dụng với Ag+ có lời giải chi tiết
- Bài tập tổng hợp hóa học vô cơ 12 có lời giải chi tiết
- Bài toán nhiệt phân và cracking ankan
- Các bài toán đặc trưng về anken và ankin
- Bài toán cộng H2 Br2 vào hiđrocacbon không no mạch hở
- Vận dụng tinh tế công thức đốt cháy vào bài toán đốt cháy hỗn hợp hiđrocacbon
- Vận dụng tư duy dồn chất giải toán hiđrocacbon
- Tư duy xếp hình cho cacbon trong bài toán hiđrocacbon