dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

KHBD module 4 môn hóa THPT bài ALKANE

KHBD module 4 môn hóa THPT bài ALKANE

 

 

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

CHỦ ĐỀ: HIĐROCACBON

BÀI HỌC : TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ALKANE

Thời lượng: 1 tiết (45 PHÚT)

 

  1. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Sau bài học này, HS có thể:

Năng lực hoá học
Nhận thức hoá học 1. Nêu được: Nêu được khái niệm về alkane, nguồn alkane trong tự nhiên, công thức chung của alkane.
2. Viết được viết đồng phân
3. Trình bày được  quy tắc gọi tên theo danh pháp thay thế; áp dụng gọi được tên cho một số alkane (C1 – C10) mạch không phân nhánh và một số alkane mạch nhánh chứa không quá 5 nguyên tử C.
4. Trình bày được Trình bày và giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tỉ khối, tính tan) của một số alkane
5. Trình bày được Trình bày được đặc điểm về liên kết hoá học trong phân tử alkane, hình dạng phân tử của methane, ethane; phản ứng thế, cracking, reforming, phản ứng oxi hoá hoàn toàn, phản ứng oxi hoá không hoàn toàn.
6. Trình bày được Trình bày được các ứng dụng của alkane trong thực tiễn và cách điều chế alkane trong công nghiệp.
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học 7. Thực hiện được Thực hiện được thí nghiệm: cho hexane vào dung dịch thuốc tím, cho hexane tương tác với nước bromine ở nhiệt độ thường và khi đun nóng (hoặc chiếu sáng), đốt cháy hexane; quan sát, mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của alkane.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 8. Vận dụng được những kiến thức đã học để:

Biết được một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do các chất trong khí thải của các phương tiện giao thông

Hiểu và thực hiện được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây ra..

Phẩm chất chủ yếu
Chăm chỉ 9. Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.
Trung thực 10. Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm.
Trách nhiệm 11. Có trách nhiệm bảo đảm an toàn trong quá trình làm thí nghiệm. – Bảo quản và sử dụng hợp lí các hóa chất và dụng cụ.

– Có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng, khi tham gia giao thông chờ quá 30s ta có thể tắt máy xe.

– Giúp đỡ bạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã phân công.

Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học 12. Luôn  chủ  động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
Năng lực giao tiếp và hợp tác 13. Biết chủ động trong giao tiếp và hợp tác làm việc nhóm hiệu quả.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo 14. lập được kế hoạch và thực hiện kế hoạch làm các loại nước giải khát từ các loại hoa quả thông dụng.

 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Tư liệu dạy TIẾT 2: Tính chất hóa học của Alkane bao gồm:

1/ Giấy Roky, bút lông màu..

2/ Phiếu ghi bài , phiếu hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm.

3/ Phiếu học tập về thực hiện thí nghiệm:

– hexane vào dung dịch thuốc tím (phiếu số 01)

– hexane tương tác với nước bromine (phiếu số 01).

4/ Video về tác hại của ô nhiễm phương tiện giao thông gây ra

5/ Phiếu bài tập để luyện tập.

6/ Phiếu đánh giá.

– Các phiếu chi tiết được đặt ở phụ lục.

  • Dụng cụ, hoá chất

+ Thí nghiệm hexane (4 nhóm)

Hoá chất Dụng cụ
– Hexane

-Thuốc tím

– dd Br2

–  2 ống nghiệm

–  1 ống hút nhỏ giọt

–  1 đèn cồn

–  Kẹp ống nghiệm

–  Giá đỡ ống nghiệm

 

  1. B. Học sinh chuẩn bị: chuẩn bị bài mới

 

III. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ALKANE.

 

Hoạt động học

(Thời gian)

Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá
Hoạt động 1: Trải nghiệm kết nối

(5 phút)

2,3 Đồng phân và danh pháp của Alkane C4H10 –                Kỹ thuật đặt câu hỏi. Phương pháp:

Hỏi đáp

Công cụ:

Câu hỏi,

KWL/KWLH

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới thông qua thực hiện thí nghiệm

(10 phút)

 

7

9

10

11

13

+ Phản ứng hexane tác dụng dd Br2.

+ Phản ứng hexane tác dụng với thuốc tím.

 

– Sử dụng thí nghiệm trong dạy học.

– Phương pháp hoạt động nhóm.

Phương pháp:

Quan sát, viết, thảo luận

Công cụ:

Rubric, thang đánh giá

Hoạt động 3: Hoàn thiện tính chất hóa học Alkane (20 phút) 4

7

13

9

10

11

– Tính chất hoá học của alkane

+ Phản ứng thế bởi halogen.

+ Phản ứng tách hidro tạo thành alkene

+ Phản ứng cracking.

+ Phản ứng đốt cháy.

– Phương pháp thảo luận nhóm.

– Kĩ thuật động não.

Phương pháp:

Viết

Công cụ:

Câu hỏi ngắn,

bảng kiểm

Hoạt động 4: Luyện tập và vận dụng

(5 phút)

12

13

9

– Viết PTHH của alkane.

– Một số bài tập đơn giản về TCHH của alkane.

– Hoạt động nhóm. Phương pháp:

Hỏi đáp

Công cụ:

Câu hỏi

 

Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng (5 phút) 14

9

– Một số câu hỏi có liên quan đến tính thực tiễn.

 

– Kỹ thuật nêu vấn đề. Phương pháp:

Kiểm tra viết

Công cụ:

Bài kiểm tra

 

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

TIẾT 2

 

  1. Hoạt động 1: Hoạt động trải nghiệm, kết nối (5 phút)
  2. Mục tiêu: Kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của HS về các kiến thức đã học ở tiết trước.
  3. b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi sau:

+ Nêu cách gọi tên theo danh pháp thay thế của alkane?

+ Gọi tên các alkane có CTCT sau:     CH3 – CH(CH3) – CH2 – CH3

CH3 – CH(CH3) – CH2 – CH(CH3) – CH3

  1. Sản phẩm:

– HS trả lời được các câu hỏi trên.

– Thông qua câu trả lời của các HS, GV biết được khả năng lĩnh hội kiến thức của HS để có phương pháp dạy học phù hợp

– Rèn luyện năng lực tự học, tính toán, năng lực hợp tác, tư duy logic, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

 

 

  1. Tổ chức thực hiện:

GV gọi 2 HS lên bảng trả lời 2 câu hỏi trên.

GV ghi nhận ý kiến của HS, nhận xét câu trả lời và giới thiệu về phần tính chất hóa học của alkane.

  1. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (25 phút)
  2. a) Mục tiêu

– Từ đặc điểm cấu tạo của phân tử alkane nhận xét được tính chất hóa học cơ bản của các alkane.

– Trình bày được tính chất hóa học cơ bản, ứng dụng của alkane.

  1. b) Nội dung

– Từ đặc điểm cấu tạo suy ra tính chất hóa học của alkan.

– Nhóm HS tìm hiểu về tính chất hóa học cơ bản và thực hiện thí nghiệm theo bộ câu hỏi định hướng của alkane

– Trình bày được đặc điểm về liên kết hóa học trong phân tử alkane, hình dạng phân tử của methane, ethane, phản ứng thế, cracking, reforming, phản ứng oxi hóa hoàn toàn, phản ứng oxi hóa không hoàn toàn.

  1. c) Sản phẩm

– Bài trình bày kết quả thực hiện các thí nghiệm về tính chất hóa học của alkane; Mô tả và giải thích một số tính chất vật lý, tính chất hóa học đặc trưng của alkane (phản ứng thế) kèm theo PTHH minh họa.

– Vận dụng kiến thức về tính chất của alkane để giải quyết các tình huống thực tiễn.

  1. d) Tổ chức thực hiện

 

 

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
                                2.1. Tính chất hóa học của alkane (Khoảng 15 phút)  
Chia lớp thành 4 nhóm (khoảng 5 – 6 HS/nhóm). Yêu cầu HS thảo luận và thực hiện các nội dung sau:

– Nhóm 1,2 thực hiện thí nghiệm hexane tác dụng với dung dịch Br2

– Nhóm 3,4 thực hiện thí nghiệm hexane tác dụng với thuốc tím.

HS thảo luận và hoàn thiện kết quả theo hướng dẫn của phiếu học tập.

– Quan sát các nhóm làm việc, ghi lại những thiếu sót trong quá trình làm việc của các nhóm.

– Cung cấp bảng mô tả hiện tượng, giải thích, PTHH và kết luận để HS tự đánh giá.

Nhận xét kết quả của các nhóm, giải thích thêm (nếu cần).

 

 

 

 

 

 

 

1. Kết hợp làm việc cá nhân và thảo luận theo nhóm lần lượt đưa ra các dự đoán theo gợi ý của GV.

2. Thảo luận nhóm, ghi lại kết quả vào phiếu chung (giấy A3).

3. – Các nhóm nộp kết quả hoạt động của nhóm, tự đánh giá theo bảng kiểm và báo cáo kết quả tự đánh giá.

– Đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động và kết quả đánh giá, các nhóm khác bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   
                       2.2.  Hoàn thiện tính chất hóa học Alkane (10p)  
     Kết luận về các tính chất hóa học của ankan:

* Phản ứng thế bởi halogen:

Khi chiếu sáng hoặc đun nóng, các alkan dễ dàng tham gia các phản ứng thế, tuân theo quy tắc: Nguyên tử hiđro liên kết với nguyên tử cacbon bậc cao hơn dễ bị thế hơn nguyên tử hiđro liên kết với nguyên tử cacbon bậc thấp hơn.

                                               

 

 

                                                      CH3CH2CH2Cl +HCl

CH3CH2CH3 + Cl2                          1-clopropan (43%)

CH3-CH-CH3  + HCl

                                                          Cl

2-clopropan (57%)

* Phản ứng tách: Dưới tác dụng của nhiệt và chất xúc tác thích hợp, các alkane có phân tử khối nhỏ bị tách thành hiđro cacbon không no tương ứng:

    CH3-CH3    CH2=CH2 + H2

* Phản ứng cracking:

Ở nhiệt độ cao và có mặt chất xác tác thích hợp, các alkane còn có thể bị phân cắt mạch cacbon thành các phân tử nhỏ hơn:

CH4  +  C3H6

CH3CH2CH2CH3                          C2H4 + C2H6

C4H8   +  H2

 

 

* Phản ứng oxi hóa:

Khi bị đốt cháy, alkane cháy tỏa nhiều nhiệt:

CnH 2n+2 +       n CO2     +  (n+1) H2O

– Hs trả lời câu hỏi ngắn

– GV nhận xét , đưa ra kết luận.

– HS chép bài vào vở.

 

 

  1. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập (10 phút)
  2. a. Mục tiêu

– Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài alkane.

– Tiếp tục phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, tư duy logic, tính toán và năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

  1. Nội dung:

– Tổ chức trò chơi Vòng quay may mắn ( Bộ câu hỏi ở phần phụ lục)

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi trong trò chơi.
  2. Tổ chức thực hiên:

– GV phổ biến luật chơi: có 8 câu hỏi, người xung phong chọn trước. Nếu người chơi trả lời đúng thì sẽ được nhận phần thưởng mà mình quay trúng. Nếu trả lời sai thì HS khác có quyền trả lời, nếu đúng thì nhận thưởng. Giải thưởng trên vòng quay là các con số điểm cộng vào điểm ĐGTX, trong 8câu hỏi sẽ có 2 câu may mắn, nếu HS chọn đúng ô may mắn thì  không phải trả lời câu hỏi vẫn nhận được quay để có điểm cộng.

– HS tham gia trò chơi, nhận xét câu trả lời của bạn

– GV theo dõi câu trả lời, ghi nhận phần thưởng và nhận xét, bổ sung khi câu trả lời chưa chính xác. Thông qua câu trả lời của HS, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung.

  1. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng (5 phút)
  2. Mục tiêu

– Giúp HS giải quyết các câu hỏi bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức cho HS.

– GV động viên các HS tham gia nghiên cứu và chia sẻ kết quả với lớp.

  1. Nội dung: Nhiệm vụ về nhà
  2. Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa?
  3. Vì sao ở các hộ gia đình chăn nuôi người ta làm hầm biogas để làm nhiên liệu trong gia đình
  4. Xem video thí nghiệm hiện tượng hồ băng bốc cháy và giải thích?

https://www.youtube.com/watch?v=CAszF7gjg-4

  1. Sản phẩm: Bài trình bày của HS được ghi vào vở.
  2. Tổ chức thực hiện:

– GV giao nhiệm vụ cho HS như mục nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện ở nhà. HS nộp bài vào buổi học tiếp theo.

– Gv nhận xét và chấm điểm.

  1. PHỤ LỤC : Hồ sơ dạy học

4.1. Phiếu học tập của hoạt động 2.1

 

   PHIẾU HỌC TẬP  ( 5p)

  1. Tiến hành các thí nghiệm sau:

* TN1: Cho vào ống nghiệm 2ml hexane, sau đó cho vài giọt dd Br2 vào ống nghiệm.

Hiện tượng: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Phương trình phản ứng: ………………………………………………………………………………………………………………………………………..

* TN2: Cho vào ống nghiệm sạch 2ml hexane và vài giọt thuốc tím.

Hiện tượng: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Phương trình phản ứng: ………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Kết luận về TCHH của alkane rút ra được từ 3 thí nghiệm trên:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

4.2 .Câu hỏi ngắn của hoạt động 2.2.

 

CÂU HỎI NGẮN

 

1/ Nêu đặc điểm liên kết trong phân tử alkane?…………………………………………………………………………………………………………………………

2/ Alkane có phản ứng với dung dịch thuốc tím không?……………………………………………………………………………………………………………..

3/ Alkane có làm mất màu dung dịch nước brom không? …………………………………………………………………………………

4/ Alkane có tham gia phản ứng thế không?……………………………………………………………………………………………………………………………….

5/ Alkane có tham gia phản ứng đốt cháy không? Viết PTHH minh họa?………………………………………………………………….

6/ Viết phương trình phản ứng tách của butane? ……………………………………………………………………………………………………………………………

4.3 . Phiếu hướng dẫn tiến hành thí nghiệm

PHIẾU HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

(Thực hiện thí nghiệm 1, 2, 3 trong thời gian:… phút)

TT Thí nghiệm Cách tiến hành
1 Cho hexane vào dung dịch thuốc tím  
2 Cho hexane tương tác với nước bromine ở nhiệt độ thường và khi đun nóng (hoặc chiếu sáng)  
3 Đốt cháy hexane  

 

4.4. Bảng kết quả các thí nghiệm để học sinh đối chiếu tự đánh giá hoạt động.

 

BẢNG KẾT QUẢ CÁC THÍ NGHIỆM

Thí nghiệm Hiện tượng và giải thích PTHH và vai trò của các chất

tham gia phản ứng

1. Cho hexane vào dung dịch thuốc tím  

Không có hiện tượng gì

 
2. Cho hexane tương tác với nước bromine ở nhiệt độ thường và khi đun nóng (hoặc chiếu sang)  

Không có hiện tượng gì

 

4.5. Bảng Rubric để học sinh tự đánh giá hoạt động ….

 

 

RUBRIC

(Dành cho học sinh)

STT Tiêu chí Mức độ đánh giá Điểm đạt được
Mức 1

(1 điểm)

Mức 2

(2 điểm)

Mức 3

(3 điểm)

1 Bảo đảm an toàn khi làm TN – Giữ vệ sinh – Giữ vệ sinh

– Hướng các ống nghiệm về nơi không có người khi đun nóng

– Giữ vệ sinh

– Hướng các ống nghiệm về nơi không có người khi đun nóng

– Không làm vỡ dụng cụ thí nghiệm

 
2 Mô tả được hiện tượng Mô tả đúng hiện tượng của 1 thí nghiệm Mô tả đúng hiện tượng của 2 thí nghiệm Mô tả đúng hiện tượng của 3 – thí nghiệm  
3 Viết phương trình hoá học đúng 1 phương trình hoá học đúng 2 phương trình hoá học đúng 3 phương trình hoá học đúng  

 

 

RUBRIC

(Dành cho giáo viên)

 

STT Tiêu chí Mức độ đánh giá Điểm nhóm 1 Điểm nhóm 2 Điểm nhóm 3 Điểm nhóm 4
Mức 1

(1 điểm)

Mức 2

(2 điểm)

Mức 3

(3 điểm)

1 Bảo đảm an toàn khi làm TN – Giữ vệ sinh – Giữ vệ sinh

– Hướng các ống nghiệm về nơi không có người khi đun nóng

– Giữ vệ sinh

– Hướng các ống nghiệm về nơi không có người khi đun nóng

– Không làm vỡ dụng cụ thí nghiệm

       
2 Mô tả được hiện tượng Mô tả đúng hiện tượng của 1 thí nghiệm Mô tả đúng hiện tượng của 2 thí nghiệm Mô tả đúng hiện tượng của 3 thí nghiệm        
3 Viết phương trình hoá học đúng 1 phương trình hoá học đúng 2 phương trình hoá học đúng 3 phương trình hoá học đúng        
4 Thao tác đúng – Thao tác cầm nắm dụng cụ thí nghiệm đúng – Thao tác cầm nắm dụng cụ thí nghiệm đúng

– Thao tác lấy hoá chất đúng

– Thao tác cầm nắm dụng cụ thí nghiệm đúng

– Thao tác lấy hoá chất đúng

– Lấy lượng hoá chất phù hợp

       

 

–                                                                                               THANG ĐÁNH GIÁ

 

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn  không đồng ý
Thảo luận sôi nổi          
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động          
Kết quả sản phẩm tốt          
Trình bày sản phẩm tốt          

 

4.6 . Bộ câu hỏi ở hoạt động luyện tập

BỘ CÂU HỎI CỦA TRÒ CHƠI VÒNG QUAY MAY MẮN

Câu 1 . Hiđrocacbon no là

  1. những hợp chất hữu cơ gồm hai nguyên tố cacbon và hiđro.
  2. những hiđrocacbon không tham gia phản ứng cộng.
  3. những hiđrocacbon tham gia phản ứng thế.
  4. D. những hiđrocacbon chỉ gồm các liên kết đơn trong phân tử.

Câu 2. Ankan X mạch không nhánh là chất lỏng ở điều kiện thường ; X có tỉ khối hơi đối với không khí nhỏ hơn 2,6. CTPT của X là:

  1. A. C4H10 B. C5H12                      C. C6H14                       D. C7H16

Câu 3: Các ankan không tham gia loại phản ứng nào?

  1. Phản ứng thế. Phản ứng cộng.
  2. Phản ứng tách. D. Phản ứng cháy.

    Câu 4: Ô may mắn

    Câu 5: Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là:

  1. 1-clo-2-metylbutan. B. 2-clo-2-metylbutan.
  2. 2-clo-3-metylbutan. D.1-clo-3-metylbutan.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Xác định CTPT

  1. A. CH4 B. C2H6                              C3H8                             D. C4 H10

   Câu 7: Cho isopentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là:

  1. 2. B. 3. C. 5.                            D. 4.

Câu 8: Ô may mắn

 

O2 Education gửi các thầy cô link download KHBD 

MODULE 4. KHBD ALKANE – UP

Mời các thầy cô xem thêm

Tổng hợp đáp án tất cả các module môn hóa học THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay