dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Khóa luận Thiết kế chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM Chương Oxi Lưu huỳnh, Hóa học 10 nâng cao nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề

Khóa luận Thiết kế chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM Chương Oxi Lưu huỳnh, Hóa học 10 nâng cao nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

 

PHẦN I: MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………………. 3

PHẦN II: NỘI DUNG……………………………………………………………………………………………. 5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI……………………….. 5

1.6.2. Kết quả điều tra và đánh giá kết quả điều tra………………………………………………… 25

Tiểu kết chương 1…………………………………………………………………………………………………. 30

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH, HÓA HỌC 10 NÂNG CAO NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH.31

– Lưu huỳnh nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề…………………………………. 39

Tiểu kết chương 2…………………………………………………………………………………………………. 75

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM………………………………………………………… 76

Tiểu kết chương 3…………………………………………………………………………………………………. 86

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………. 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………………. 89

PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………………………………… 91

 

DANH MỤC CÁC BẢNG

 

Bảng 1.1. Ý kiến của HS về sự yêu thích đối với việc học môn hóa học……………………… 26

Bảng 1.2. Mức độ gây hứng thú cho HS trong tiết học theo sách giáo khoa…………………. 26

Bảng 1.3. Những thuận lợi khi được học các kiến thức của nhiều môn trong một chủ đề của một tiết học……………………………………………………………………………………………………………………………… 27

Bảng 1.4. Kết quả khảo sát giáo viên giảng dạy môn hóa học……………………………………… 28

Bảng 2.1. Bảng tiêu chí đánh giá năng lực GQVD……………………………………………………….. 70

Bảng 2.2. Bảng kiểm quan sát sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS……………. 72

Bảng 2.3. Phiếu hỏi cá nhân về mức độ đạt được của năng lực GQVD………………………… 73

Bảng3.1. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích trường THPT Việt Đức……… 81

Bảng3.2. Các thông số thống kê của bài kiểm tra………………………………………………………… 82

Bảng 3.3. Phân loại kết quả học tập của học sinh (%)………………………………………………….. 82

Bảng 3.4. Kết quả tự đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh……………………….. 84

Bảng 3.5. Kết quả bảng kiểm quan sát………………………………………………………………………… 84

 

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cấu trúc năng lực GQVD………………………………………………………………….. 14

Biểu đồ 1.1. Mức độ gây hứng thú của HS khi được tham gia học hóa học theo chủ đề .26 Biểu đồ 1.2. Tần suất HS được học theo định hướng giáo dục STEM………………………………………. 27

Biều đồ 3.1. Đường lũy tích bài kiểm tra…………………………………………………………………….. 82

Biểu đồ 3.2. Đồ thị cột biểu diễn kết quả bài kiểm tra…………………………………………………. 83

 

DANH MỤC HÌNH ẢNH

 

Hình ảnh 3.1. Nhóm học sinh thảo luận về vấn đề được giao nhiệm vụ……………………….. 77

Hình ảnh 3.2. Nhóm học sinh trình bày sản phẩm……………………………………………………….. 78

Hình ảnh 3.3. Học sinh làm bài kiểm tra 15 phút…………………………………………………………. 78

 

PHẦN I: MỞ ĐẦU

  1. Lý do chọn đề tài

Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường  năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng 4.0, trong đó chỉ thị cũng giao nhiệm vụ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo đó là thúc đẩy triển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông và tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông. Các năng lực mà con người cần có để đáp ứng được những đòi hỏi của sự phát triển khoa học – công nghệ trong cuộc Cách mạng 4.0 cũng chính là những năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh và đã được mô tả trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Giáo dục STEM được hiểu là trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán. Các kiến thức và kĩ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và hỗ trợ nhau giúp học sinh không chỉ hiểu về nguyên lý mà còn có thực hành, tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày.

Thực tế cho thấy việc tổ chức thực hiện các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM vẫn chưa chú trọng khâu “thiết kế”, chỉ tập trung nhiều vào “thi công”. Qua đó, việc thiết kế chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM là cấp thiết, mang lại những lợi ích thiết thực cả về mặt kiến thức lẫn các kĩ năng giải quyết vấn đề cho học sinh. Ngoài ra, trong bối cảnh và yêu cầu về con  người của thế kỉ XXI, kĩ năng giải quyết vấn đề là kĩ năng cần thiết cho học sinh hơn bao giờ hết. Thế kỉ XXI là thế kỉ mà số lượng các công việc có tính chất  sáng tạo và không lặp đi lặp lại tăng mạnh, đòi hỏi người lao động phải chủ  động trang bị năng lực giải quyết vấn đề. Như vậy thiết kế chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM gắn với nội dung chương trình giáo dục phổ thông giúp học sinh vừa tích lũy được kiến thức các môn học vừa vận dụng kiến thức một cách linh hoạt để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Ngoài ra, việc học đi đôi với hành này sẽ kích thích, gây hứng thú cho học sinh tham gia các hoạt động từ đó giúp các em phát triển được các năng lực cần thiết và góp phần nâng cao hiệu quả học tập. Vì những lí do trên em chọn đề tài “Thiết kế chủ đề dạy học theo

 

định hướng giáo dục STEM Chương Oxi – Lưu huỳnh, Hóa học 10 nâng cao nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh” để nghiên cứu.

  1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu và thiết kế một số chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM Chương Oxi – Lưu huỳnh, Hóa học 10 nâng cao nhằm phát triển năng  lực GQVD cho HS, đồng thời rèn luyện tính chủ động và độc lập ở học sinh THPT, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường THPT.

3.     Nhiệm vụ nghiên cứu

  • Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài bao gồm: cơ sở lí luận về dạy học theo định hướng giáo dục STEM và năng lực giải quyết vấn đề.
  • Thực trạng của dạy và học hóa học phổ thông hiện nay theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
  • Nghiên cứu nội dung kiến thức, bài tập và các ứng dụng thực tiễn của Chương Oxi – Lưu huỳnh, Hóa học 10 nâng
  • Thiết kế một số chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM Chương Oxi

– Lưu huỳnh, Hóa học 10 nâng cao.

  • Thiết kế một số kế hoạch dạy học các chủ đề theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học
  • Thiết kế bộ công cụ đánh giá kết quả học tập STEM và năng lực giải quyết vấn đề của học
  • Triển khai thực nghiệm sư phạm và phân tích các dữ liệu thực nghiệm để từ đó đánh giá tính khả thi của đề tài.

4.   Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1.   Khách thể nghiên cứu

  • Quá trình dạy học hóa học tại trường THPT và năng lực GQVD của học

4.2.   Đối tượng nghiên cứu

  • Chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM và kế hoạch dạy học để triển khai các chủ đề dạy học này tại trường THPT.

4.3.   Phạm vi nghiên cứu

  • Nội dung nghiên cứu: Nhóm oxi – lưu huỳnh Hóa học 10

 

  • Địa điểm:

+ Khảo sát: 23 giáo viên trường Trường THPT Đan Phượng, trường THPT Hồng Thái và Trường THPT Việt Đức và 316 học sinh trường THPT Việt Đức.

+ Thực nghiệm: 50 học sinh lớp 10A2, trường THPT Việt Đức.

+ Đôi chứng: 50 học sinh lớp 10A1, trường THPT Việt Đức.

5.   Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

5.1.   Câu hỏi nghiên cứu

  • Thiết kế các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM Chương Oxi – Lưu huỳnh, Hóa học 10 nâng cao như thế nào để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh?

5.2.   Giả thuyết nghiên cứu

  • Nếu GV biết cách thiết kế các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM một cách hiệu quả trong Chương Oxi – Lưu huỳnh, Hóa học 10 nâng cao thì sẽ phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường

6.   Phương pháp nghiên cứu

6.1.   Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

  • Nghiên cứu tổng quan và hệ thống hóa các vấn đề lý luận được trình bày trong sách, báo, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như: Dạy học theo định hướng giáo dục STEM, năng lực giải quyết vấn đề, các kiến thức liên quan đến chương oxi – lưu huỳnh, …

6.2.   Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

  • Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phát phiếu thăm dò cho HS và GV để điều tra thực trạng của việc dạy học hóa học phổ thông hiện
  • Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để triển khai kế hoạch dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực GQVD cho
  • Phương pháp quan sát: Thu nhập thông tin về hứng thú, thái độ của học sinh trước và trong quá trình thực nghiệm.
  • Phương pháp thống kê: Tổng hợp, phân tích số liệu.
  • Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Hỏi ý kiến các giảng viên khoa sư phạm và giáo viên hóa học ở trường

 

7.   Dự kiến đóng góp mới của đề tài

Điều tra, đánh giá thực trạng việc dạy và học hóa học phổ thông hiện nay theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực GQVD của HS ở một trường THPT ở Hà Nội.

  • Nguyên tắc, quy trình thiết kế các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM.
  • Nguyên tắc, quy trình thiết kế kế hoạch dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực GDVD cho học
  • Thiết kế chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM Chương Oxi – Lưu huỳnh, Hóa học 10 nâng
  • Thiết kế kế hoạch dạy học các chủ đề này theo định hướng giáo dục
  • Thiết kế bộ công cụ đánh giá kết quả học tập STEM và năng lực giải quyết vấn đề của học

8.   Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.

Chương 2. Thiết kế chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.

 

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1.            Định hướng đổi mới giáo dục hiện nay

Cách đây 20 năm, Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII “Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000” đã khẳng định: “Thực sự coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.

Từ đó đến nay, các đại hội IX, X, XI của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 29

-NQ/TW của Trung ương Đảng, khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế  thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi  trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội”. Đây là quan điểm được đặt ở vị trí đầu tiên trong 7 quan điểm về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), thể hiện tinh thần nhất quán của Đảng ta là xác định GD&ĐT không chỉ là quốc sách hàng đầu, mà còn là một trong những kế sách được ưu tiên đi trước tạo tiền đề, động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển.

Trên cơ sở Nghị quyết số 29 – NQ/TW, Đại hội XII của Đảng đã xác định phương hướng, nhiệm vụ với 8 vấn đề lớn: Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ  yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học; đổi mới chương trình, nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc  dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; đổi mới căn bản công tác quản lý GD&ĐT, bảo đảm dân chủ, thống nhất; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý.

 

 

Hoặc xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

 

Các thầy cô cần file word liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

 

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay