dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Định hướng STEM trong dạy học hóa học và thiết kế 1 số dự án định hướng STEM hóa học lớp 11 tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới

SKKN Định hướng STEM trong dạy học hóa học và thiết kế 1 số dự án định hướng STEM hóa học lớp 11 tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới

 

MỤC LỤC

BÁO CÁO SÁNG KIẾN.. 4

  1. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: 4
  2. Mô tả giải pháp: 5
  3. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. 5
  4. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến. 7

CHƯƠNG 1: GIÁO DỤC STEM.. 7

  1. Giáo dục STEM là gì?. 7
  2. Môn học STEM là gì?. 8
  3. Những điểm mạnh của giáo dục STEM.. 8
  4. Tổ chức dạy học STEM như thế nào?. 9
  5. Làm thế nào để dạy học STEM có hiệu quả?. 10
  6. Các tiêu chí để đánh giá một bài học có phải là STEM hay không. 15
  7. Các bước thiết kế một hoạt động/dự án dạy học định hướng STEM.. 18

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG DỰ ÁN STEM.. 22

  1. Nghiên cứu lí thuyết để xây dựng dự án. 22
  2. Nghiên cứu thực nghiệm.. 22

3 . Xây dựng dự án STEM trong hóa học. 22

3.1 Dự án 1 : pH và chế tạo giấy chỉ thị axit- bazơ. 23

3.2. Dự án 2 : Chế tạo tên lửa. 34

3.3. Các tiêu chí đánh giá một dự án. 41

3.3.1.Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm.. 41

3.3.2.Tiêu chí đánh giá hoạt động cá nhân. 42

3.3.3.Tiêu chí đánh giá phiếu học tập của các nhóm.. 44

3.3.4. Tiêu chí đánh giá sản phẩm.. 45

III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: 47

  1. Trong nhà trường: 47

1.1.  Kiến thức và kĩ năng. 47

1.2. Tình cảm thái độ. 47

1.3 . Phương pháp. 47

1.4. Dạy học hóa học. 48

  1. Đối với thực tiễn. 49

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH THAM GIA DỰ ÁN STEM.. 50

  1. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. 53

DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO.. 54

 

 

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

  1. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra thách thức rất lớn cho Việt Nam nói chung và ngành giáo dục nói riêng buộc phải có những thay đổi căn bản toàn diện và đột phá để có thể phát triển cùng thời đại.

Nếu như trước đây, trong giáo dục truyền thống, giáo viên chỉ cung cấp, truyền dạy thông tin tri thức của các bộ môn khoa học một cách đơn thuần thì ngày nay, người máy và các thiết bị thông minh sẽ làm tốt hơn các nhà giáo. Học sinh, sinh viên được đào tạo theo mô hình truyền thống mất một khoảng thời gian trả lời câu hỏi làm thế nào để cơ sở lý thuyết, nguyên lý chuyển thành các ứng dụng thực tế trong khi kiến thức đã bị mài mòn. Hơn nữa, tư duy liên kết các sự vật, hiện tượng với các ứng dụng và kỹ thuật cũng rất hạn chế. Vậy nên, rào cản lớn nhất trong giáo dục truyền thống là sự tách rời giữa bốn lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa học và làm, giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó các người học áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán vào trong các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và cùng với đó có thể cạnh tranh trong nền kinh tế mới. Giáo dục STEM có thể tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ mới có tác động lớn đến sự thay đổi nền kinh tế.

Chúng ta đang sống trong thời đại hòa nhập cao giữa các quốc gia có văn hóa khác nhau. Nhu cầu trao đổi công việc và nhân lực cũng ngày một cao. Trong bối cảnh như vậy đòi hỏi ngành giáo dục cũng cần chuẩn bị cho học sinh những kỹ năng và kiến thức theo chuẩn toàn cầu. Giáo dục STEM với nhiệm vụ cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21 sẽ là mô hình giáo dục diện rộng trong tương lai gần của thế giới. Những người hoạch định chính sách cần có phương pháp nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp về giáo dục STEM từ các bậc cha mẹ, giáo viên, nhà trường, đến các nhà giáo dục các cấp. Cải cách giáo dục là điều tất yếu, triển khai giáo dục STEM để đón đầu được xu hướng phát triển giáo dục của tương lai sẽ là bước đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển đất nước trong tương lai.

Tuy vậy, khi nhắc đến giáo dục STEM nhiều giáo viên còn mơ hồ hoặc nhầm lẫn một số vấn đề chủ chốt:

  1. Giáo dục liên ngành trong triết lí giáo dục STEM khác gì khái niệm đa ngành?
  2. Giáo dục STEM chỉ dạy về lập trình và robot?
  3. Giáo dục STEM phù hợp cho học sinh nam hơn là học sinh nữ?
  4. Chương trình giáo dục STEM buộc giáo viên phải thay đổi hoàn toàn về nội dung và phương pháp dạy?
  5. Chỉ những môn khoa học, công nghệ, toán học và kĩ thuật mới áp dụng dạy học STEM? Những môn học khác có thể định hướng dạy học STEM không và thiết kế một bài giảng STEM như thế nào?

Từ những lí do trên tôi chọn đề tài: Định hướng STEM trong dạy học hóa học và thiết kế 1 số dự án định hướng STEM hóa học lớp 11 tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới để nghiên cứu với mong muốn góp phần vào việc chuẩn bị tốt nhất hành trang cho giáo viên và học sinh trước những thay đổi căn bản toàn diện của chương trình giáo dục phổ thông trong thời gian tới đây.

II. Mô tả giải pháp:

  1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

Nhiều năm qua, việc xây dựng nội dung sách giáo khoa cũng như các loại sách bài tập tham khảo của giáo dục nước ta nhìn chung còn mang tính hàn lâm, kinh viện nặng về thi cử; chưa chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực thực hành và hướng nghiệp cho học sinh; chưa gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội cũng như nhu cầu của người học. Học sinh còn hạn chế về năng lực phản biện, tư duy, sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng với nghề nghiệp; kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác và cạnh tranh lành mạnh chưa cao; khả năng tự lập nghiệp còn hạn chế.

Những tồn tại mà bản thân tôi gặp phải trong quá trình giảng dạy bộ môn Hóa THPT :

Tôi đã sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống, kết hợp một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực: dạy học theo nhóm nhỏ, sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, phương pháp đàm thoại gợi mở, kĩ thuật phòng tranh… khai thác kênh hình và kênh chữ sách giáo khoa với các thí nghiệm minh hoạ, sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin, chủ yếu là Powerpoint, sử dụng các video minh họa… để tăng tính trực quan, kích thích tư duy học sinh. Tuy nhiên, học sinh mới chỉ dừng lại ở quan sát và tư duy. Trong các giờ học, giáo viên vẫn đóng vai trò là người truyền thụ kiến thức, là trung tâm của quá trình dạy học; học sinh chủ yếu lắng nghe, tiếp thu các kiến thức một cách thụ động được quy định sẵn, ít được thể hiện các năng lực của bản thân. Học sinh chỉ nắm được kiến thức lí thuyết, nội dung mở rộng, vận dụng, mang tính cập nhật, thời sự… nhiều học sinh chưa nắm được. Học sinh chủ yếu được rèn luyện kĩ năng: nghe, quan sát, đọc chọn lọc ý từ sách giáo khoa, vận dụng kiến thức viết phương trình hoá học, tính toán theo phương trình… Học sinh chưa khám phá hết năng lực của bản thân, chưa chủ động trong việc học tập, khả năng sáng tạo và vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế.

  

 

  1. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

CHƯƠNG 1:  GIÁO DỤC STEM

  1. Giáo dục STEM là gì?

STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Maths (toán học).

 

 

Giáo dục STEM là một quan điểm giáo dục trong đó các môn học được tiếp cận liên ngành trong quá trình học, các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó các người học áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán vào trong các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và cùng với đó có thể cạnh tranh trong nền kinh kế mới. Cùng với thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” và “Giáo dục 4.0”, STEM dường như đã trở thành một thuật ngữ thời thượng.

 

 

  1. Môn học STEM là gì?

STEM là môn học mà học sinh được học các kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học một cách tích hợp. Thông thường, các môn học STEM được thiết kế ở dạng chủ đề và học sinh được học kiến thức tích hợp dựa trên các chủ đề này. Ví dụ, khi học một chủ đề về hệ mặt trời, học sinh không chỉ đơn thuần học về khoa học để nghiên cứu xem hệ mặt trời gồm những thành phần nào hay đặc điểm của chúng ra sao mà còn được học những ý tưởng phát hiện ra kính thiên văn (tức là tìm hiểu Công nghệ), học về giá đỡ cho kính thiên văn (liên quan đến môn Kỹ thuật), hay học cách tính tỷ lệ khoảng cách giữa các ngôi sao hay bán kính của các ngôi sao (chính là môn Toán học). Môn học Robotics chính là môn học điển hình cho giáo dục STEM.

  1. Những điểm mạnh của giáo dục STEM

Chúng ta cần phải khai thác những điểm mạnh của Giáo dục STEM trong dạy học ở nhà trường phổ thông, trong đó có tính đến hoàn cảnh thực tế của đất nước về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; năng lực, điều kiện sống và làm việc của giáo viên; cơ sở vật chất của các nhà trường; điều kiện kinh tế-xã hội của các địa phương,…

Những điểm mạnh của giáo dục STEM có thể kể đến:

Thứ nhất: Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và thông qua thực hành, ứng dụng. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.

Giáo dục STEM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường làm việc có tính sáng tạo cao với những công việc đòi hỏi trí óc của thế kỷ 21.

Điều này phù hợp với cách tiếp cận tích hợp trong Chương trình GDPT mới. Vì thế, tư tưởng này của giáo dục STEM cần được khai thác và đưa vào mạnh mẽ trong Chương trình GDPT mới.

Thứ hai: Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học.

Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề (qua sách giáo khoa, học liệu,  thí nghiệm,  công nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra.

Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Tư tưởng này của giáo dục STEM cũng cần được khai thác và đưa vào mạnh mẽ trong Chương trình GDPT mới.

Thứ ba: Giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập mới cho người học, đó là phong cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh, người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị; phải biết cách mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết.

Sự thẩm thấu kiến thức theo cách như vậy chính là một trong những định hướng mà giáo dục cần tiếp cận. Tuy vậy, có thể thấy phương thức dạy học như trên là không hề dễ dàng ngay cả đối với thế giới chứ không chỉ riêng trong điều kiện hiện nay của chúng ta.

  1. Tổ chức dạy học STEM như thế nào?

Việc tổ chức dạy học STEM có nhiều cấp độ khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của từng trường mà lựa chọn cấp độ để đạt được hiệu quả giáo dục tốt nhất. Có 4 cấp độ dạy học STEM như sau:

Cấp độ định hướng STEM: Tập trung dạy liên môn, học sinh được cung cấp kiến thức các môn STEM chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất làm việc vượt trội có cơ hội phát triển các kĩ năng mềm toàn diện hơn, có khả năng định hướng nghề nghiệp tương lai. Cấp độ này hiện giờ là phù hợp cho trình độ giáo viên và học sinh ở nhiều trường THPT ở nước ta hiện nay, nhất là các trường ở vùng nông thôn điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế.

Cấp độ bổ trợ môn học STEM: Dạy các môn công nghệ, Robotics- các môn điển hình cho dạy học STEM. Thông qua lập trình lắp ráp robot, học sinh hiểu được: nguyên lí cơ bản về lập trình và các công nghệ mới hiện nay, có thể tiếp thu các kĩ thuật lắp ráp, đồng thời phát triển tính tư duy kĩ thuật. Học công nghệ thông qua thực hành và thông qua hoạt động dưới dạng trò chơi làm tăng hứng thú, tránh cảm giác nặng nề quá tải.

Cấp độ bán STEM: Dạy học tích hợp, lồng ghép liên môn của STEM theo một giáo trình được nghiên cứu và thử nghiệm nghiêm túc, hiệu quả. Học sinh được thực hành thông qua xem các video trong không gian ảo. Tuy nhiên cách học này mới đảm bảo được một mặt: những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học công nghệ, kĩ thuật và toán học, lồng ghép và bổ trợ cho  nhau trong một giáo trình có chủ đích. Còn về mặt ứng dụng thực tiễn của STEM chưa được đề cập, học sinh chưa được trực tiếp làm mới được thấy thực tế ở mức độ mô tả, hình dung.

Cấp độ tiếp cận quan điểm STEM hoàn toàn: Dạy học cấp độ bán STEm kết hợp học sinh được thực hành thông qua các dự án STEM. Dự án ở đây là một bài tập tình huống, một chủ đề mà người học phải giải quyết bằng kiến thức STEM.

  1. Làm thế nào để dạy học STEM có hiệu quả?

Giáo dục Stem nói chung và dạy học STEM nói riêng không phải là để học sinh trở thành những nhà khoa học mà là xây dựng cho học sinh những năng lực cần thiết để làm việc trong thế giới công nghệ hiện đại, trong tương lai.

Để đạt được hiệu quả trong dạy học STEM, trước hết giáo viên phải có những nhận thức đúng, chính xác về STEM.

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp trong giáo dục STEM

  • Giáo dục liên ngành trong triết lí giáo dục STEM khác gì khái niệm đa ngành?

“Liên ngành” khác với “đa ngành”. Mặc dù cũng là có nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nhưng “liên ngành” thể hiện sự kết nối và bổ trợ lẫn nhau trong các ngành. Do vậy, nếu một chương trình học, một trường học chỉ có nhiều môn, nhiều giáo viên dạy các ngành khác nhau mà không có sự kết nối và bổ trợ lẫn nhau thì chưa được gọi là giáo dục STEM.

  • Giáo dục STEM chỉ dạy về lập trình và robot?

 

“Giáo dục STEM không chỉ có các hoạt động liên quan lập trình và lắp ráp robot. STEM có nền tảng từ giáo dục khoa học nên các chủ đề của nó rất đa dạng, từ sinh học, hóa học, vật lý học, đến khoa học môi trường, khoa học vũ trụ, v.v… Dạy học về sử dụng năng lượng mặt trời cũng được xem là một hoạt động giáo dục STEM trong đó học sinh được học về vật lý, hóa học và cách tính toán các nguồn năng lượng”.

  • STEM là GAME?

Đối với một bài học STEM, chủ đề dạy học là quan trọng nhưng quy trình thực hiện bài học còn quan trọng hơn gấp nhiều lần. Không phải cứ cho học sinh thực hiện một hoạt động thiết kế nào đó thì nó là STEM.

Các hoạt động như sử dụng mì ý xây tháp hay sử dụng giấy để xây cầu trên internet có rất nhiều. Nhưng nếu không đúng quy trình thì đó chỉ là GAME. Học sinh chơi rất hào hứng, nhưng qua đó học sinh học được gì? Nhiều ý kiến cho rằng: học sinh được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian…Đúng là học sinh được thực hành những kĩ năng ấy nhưng đây không phải là mục đích duy nhất của STEM. Qua một dự án STEM học sinh học được cách sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn, rèn luyện nhiều kĩ năng phối hợp, xây dựng cho học sinh những năng lực cần thiết để làm việc trong thế giới công nghệ hiện đại

  • STEM là dạy học dự án?

STEM là một quan điểm dạy học, còn dạy học dự án là một phương pháp dạy học. Trong dạy học STEM có thể sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học. Dạy học dự án có phải là STEM hay không còn phải căn cứ vào những đặc trưng của dự án đó có phù hợp với quan điểm STEM hay không?

  • Giáo dục STEM có thể làm mất nền tảng giáo dục và nhân văn?

Thực tế giáo dục STEM hỗ trợ tốt hơn cho học sinh trong các môn xã hội và nhân văn. Mỹ là nơi khai sinh ra khái niệm về STEM; họ luôn chú trọng giáo dục hài hòa và toàn diện đối với trẻ. Giáo dục STEM là cách tiếp cận thông qua giáo dục tích hợp và liên ngành, giúp cho học sinh cảm thấy yêu thích và thấy các môn khoa học tự nhiên gần gũi với đời sống xã hội. Từ đó, trẻ hình thành các tư duy suy nghĩ bậc cao (high-order thinking) như tư duy phản biện, sáng tạo, giải quyết vấn đề… Đó cũng chính là những tư duy cần thiết để học tốt kể cả các môn về giáo dục xã hội và nhân văn. Giáo viên khuyến khích học sinh đọc sách, tìm hiểu về các vấn đề trong đời sống xã hội, để đưa ra các ý tưởng và sáng kiến về khoa học và công nghệ giúp cuộc sống tốt đẹp hơn.

 

  • Chương trình giáo dục STEM phù hợp với học sinh nam hơn là học sinh nữ?

Giáo dục STEM phù hợp cả hai giới tính và đang giúp cho học sinh nữ ngày càng yêu thích các môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật.Các môn học khoa học giúp nữ sinh rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay trong các hoạt động thí nghiệm và thực hành. Các chủ đề giáo dục đa dạng cũng góp phần cho tiếng nói của giới nữ được quan tâm nhiều hơn.

Khi học về chủ đề về năng lượng, học sinh nữ có thể liên hệ đến các ứng dụng trong nhà bếp hay phòng giặt. Còn khi học về vật liệu thiên nhiên, các em dễ dàng liên hệ đến các sản phẩm mỹ nghệ, trang sức.

Nhu cầu tuyển dụng nữ kỹ sư tăng lên khi các doanh nghiệp muốn có thêm nhiều góc nhìn sáng tạo trong ngành khoa học và công nghệ truyền thống.

  • Chương trình giáo dục STEM sẽ khiến chương trình giáo dục hiện nay bị xóa sổ và buộc giáo viên phải thay đổi hoàn toàn về nội dung và phương pháp?

Nhiều người lo ngại rằng giáo dục STEM sẽ làm mất đi các thành tựu đạt được của ngành giáo dục hiện nay và buộc giáo viên phải thay đổi hoàn toàn về nội dung và phương pháp dạy.

 

Do đó, STEM giúp giáo viên chủ động hơn trong việc dạy học sáng tạo và truyền cảm hứng, một cơ hội giúp giáo dục Việt Nam theo kịp các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

  • Đường đua với STEM rất tốn kém?

 

Các chủ đề của STEM thường rất đa dạng, ít hoặc không tốn chút chi phí nào (ví dụ như đi thăm vườn thú, công viên, bảo tàng, trang trại để rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và đánh giá). Học về môi trường, học sinh chỉ cần trồng một cây nhỏ ở nhà và quan sát sự phát triển của cây, hoặc tận dụng các vật liệu có sẵn trong gia đình như hộp giấy, vỏ chai, sử dụng phòng thí nghiệm ở trường…

Bên cạnh đó, để giáo dục STEM có hiệu quả cần xây dựng được chương trình STEM và nội dung dạy học STEM. Việc đưa STEM vào chương trình giáo dục phổ thông sẽ gặp nhiều khó khăn và là câu chuyện lâu dài. Cần thay đổi căn bản toàn diện từ chương trình, nội dung thi cử, đánh giá chất lượng cho phù hợp và đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy STEM.

 

  1. Các tiêu chí để đánh giá một bài học có phải là STEM hay không

Tiêu chí 1: Chủ đề bài học STEM tập trung vào các vấn đề thực tiễn

Trong các bài học STEM, học sinh được đặt vào các vấn đề thực tiễn xã hội, kinh tế, môi trường và yêu cầu tìm giải pháp

Tiêu chí 2: Cấu trúc bài học STEM được thiết kế theo quy trình kĩ thuật hoặc quy trình nghiên cứu khoa học

Quy trình thiết kế kỹ thuật :

Thiết kế kỹ thuật là cụ thể hóa ý tưởng của dự án nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công.

Quy trình thiết kế kỹ thuật cung cấp một tiến trình linh hoạt đưa học sinh từ việc xác định một vấn đề hoặc một yêu cầu thiết kế đến sáng tạo và phát triển giải pháp. Trong quy trình thiết kế kỹ thuật, các nhóm học sinh thử nghiệm các ý tưởng dựa trên nghiên cứu của mình, sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau mắc sai lầm, chấp nhận và học từ sai lầm, và thử lại. Sự tập trung của học sinh là phát triển các giải pháp. Một quy trình thiết kế kĩ thuật gồm những bước sau:

 

 

Hoặc xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

 

Các thầy cô cần file word liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

 

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay