dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Bài toán cộng H2 Br2 vào hiđrocacbon không no mạch hở

Bài toán cộng H2 Br2 vào hiđrocacbon không no mạch hở

 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Bài toán H2, Br2 vào hidrocacbon không no, mạch hở.

I. Lý thuyết

Xét bài toán hỗn hợp X cha nhiều hidrocacbon và H2, trong đó X có các hidrocacbon không no có khả năng tham gia phản ứng cộng với H2. Nung nóng X trong Ni trong một thời gian thu được Y. Như vậy sau quá trình nung thì một phần H2 đã tham gia phản ứng cộng với các hidrocacbon có trong X.

Bài toán cộng H2 Br2 vào hiđrocacbon không no mạch hở

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Ý tưởng giải xoay quay định luật bảo toàn liên kết pi (thường kết hợp vớ một số định luật bảo toàn khác.)

II. Ví dụ minh họa

(Lời giải) Ví dụ 1: [BGD-2018]: Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2 H2 qua bình đựng Ni (nung nóng), thu được hỗn hợp Y (chỉ chứa ba hidrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,5. Biết Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là:

A. 0,15. B. 0,20. C. 0.25. D. 0.10.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

(Lời giải) Ví dụ 2: [BGD-2018]: Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm CH4; C2H2; C2H4 C3H6, thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 6,12 gam H2O. Mặt khác, 10,1 gam X phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là:

A. 0,15. B. 0,25. C. 0,10. D. 0,06.

(Lời giải) Ví dụ 3: Hỗn hợp X gồm 0,02 mol C2H2, 0,03 mol C2H4 và 0,07 mol H2, đun nóng hỗn hợp X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 9,375. Số mol H2 đã tham gia phản ứng là

A. 0,04. B. 0,05. C. 0,06. D. 0,03.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

(Lời giải) Ví dụ 4: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol axetilen; 0,1 mol vinylaxetilen; 0,1 mol etilen và 0,4 mol hiđro. Nung hỗn hợp X với niken xúc tác, một thời gian được hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với hiđro bằng 12,7. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a

A. 0,35 mol. B. 0,65 mol. C. 045 mol. D. 0,25 mol.

Giải thích: Với bài toàn này để làm no hoàn toàn hỗn hợp ban đầu ta tiến hành “cho ăn” hai lần. Lần đầu cho ăn H2 và lần sau cho ăn Br2. Tổng số mol X2 (H2 hoặc Br2) là 0,7 (chính là số mol pi trong hỗn hợp)

(Lời giải) Ví dụ 5: Nung 13,44 lít (đktc) hỗn hợp X gồm axetilen, propilen và hiđro (tỉ lệ mol 2:1:3) trong bình đựng bột Ni một thời gian thì thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với X là 12/7. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 12 gam kết tủa và hỗn hợp khí Z. Hấp thụ hết Z vào bình đựng dung dịch brom dư thì thấy có m gam brom phản ứng. Giá trị của m là

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. 24,0. B. 16,0. C. 19,2. D. 25,6.

(Lời giải) Ví dụ 6: Trong một bình kín cha 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni, đun nóng bình 1 thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 12 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch.

A. 0,25 mol. B. 0,20 mol. C. 0,15 mol. D. 0,10 mol.

(Lời giải) Ví dụ 7: Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 0,86 gam X tác dụng hết với dung dịch brôm dư thì khối lượng brôm đã phản ứng là 4,8 gam. Mặt khác, nếu cho 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 3,6 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. 20% B. 25% C. 40% D. 50%

III. Bài tập vận dụng

(Lời giải) Câu 1: Cho 13,44 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2H2 qua bình đựng Ni (nung nóng), thu được hỗn hợp Y (chỉ chứa ba hiđrocacbon) có tỉ khối xo với H2 là 14,4. Biết Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,25. B. 0,20. C. 0,10. D. 0,15

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

(Lời giải) Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4 và C3H6 thu được 4,032 lít CO2 (đktc) và 3,78 gam H2O. Mặt khác 3,87 gam X phản ứng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,070. B. 0,105. C. 0,030. D. 0,045.

(Lời giải) Câu 3: Hỗn hợp X gồm 0,04 mol C2H2; 0,03 mol C2H4; 0,08 mol C3H6 và 0,12 mol H2 đun nóng hỗn hợp X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 13,7. Số mol H2 đã tham gia phản ứng là

A. 0,08. B. 0,05. C. 0,06. D. 0,07.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

(Lời giải) Câu 4: Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít khí X(đktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là:

A. 0,070 mol B. 0,015 mol C. 0,075 mol D. 0,050 mol

(Lời giải) Câu 5: Đung nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol etilenl 0,1 mol vinylaxetilen và 0,3 mol hidro với xác tác Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hiđro bằng 10,75. Cho toàn bộ Y vào dung dịch brom dư thấy có tối đa a mol brom phản ứng. Giá trị của a là

A. 0,3. B. 0,2. C. 0,4. D. 0,05.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

(Lời giải) Câu 6: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H4; 0,2 mol C2H2 và 0,7 mol H2. Nung nóng X trong bình kín có Ni xúc tác sau một thời gian thu được 0,8 mol hỗn hợp Y. Biết Y phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch Br2 aM. Giá trị của a là:

A. 3 B. 2,5 C. 2 D. 5

(Lời giải) Câu 7: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol C2H4; 0,15 mol C2H2 và 0,5 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 13,3. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là

A. 0,1 B. 0,15 C. 0,25 D. 0,3

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

(Lời giải) Câu 8: Hỗn hợp khí X gồm 0,45 mol H2 và 0,15 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 14,5. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là

A. 32. B. 48. C. 16. D. 24.

(Lời giải) Câu 9: Nung nóng hỗn hợp X là 0.1 mol vinyl axetilen và 0,3 mol H2 với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với không khí là 1. Hỗn hợp Y làm mất màu tối đa m gam brom trong CCl4. Giá trị của m là

A. 32. B. 3.2. C. 8. D. 16.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

(Lời giải) Câu 10: Cho 1,792 lít hỗn hợp X gồm: propin, H2 (ở đktc, tỉ khối của X so với H2 bằng 65/8) đi qua xúc tác nung nóng trong bình kín thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối của Y so với He bằng a. Y làm mất màu vừa đủ 160 gam nước brom 2%. Giá trị gần đúng nhất của a là

A. 8,12 B. 10,8 C. 21,6 D. 32,58

(Lời giải) Câu 11: Hỗn hợp khí X gồm 0,03 mol H2 và 0,01 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là

A. 3,20. B. 0,32. C. 0,80. D. 1,60.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

(Lời giải) Câu 12: Hỗn hợp X gồm etilen, axetilen và hiđro. Đốt cháy hoàn toàn X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Mặt khác dẫn V lít X qua Ni nung nóng thu được 0,8V lít hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch brom dư thì có 32 gam brom đã phản ứng. Biết các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của V là

A. 8,96. B. 11,20. C. 6,72. D. 5,60.

(Lời giải) Câu 13: Hidro hóa hoàn toàn 19,9 gam hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2 (Ni xúc tác) nhận thấy thể tích H2 phản ứng là 14,56 lít (đktc). Mặt khác, cho 44,8 lít (đktc) hỗn hợp X phản ứng với dung dịch Br2 (dư) thấy có 260 gam Br2 phản ứng. Vậy % CH4 theo thể tích trong X là

A. 25% B. 31,25% C. 43,75% D. 50%

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

(Lời giải) Câu 14: Đun nóng 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H4H2 (có Ni xúc tác) sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Đem đốt hết toàn bộ hỗn hợp Y rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 12 gam kết tủa. Vậy % H2 (theo thể tích) trong hỗn hợp X là

A. 20% B. 30% C. 70% D. 80%

(Lời giải) Câu 15: Đun nóng 2,24 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H6, C2H2, C2H4H2 (có Ni xúc tác) sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Đem đốt hết toàn bộ hỗn hợp Y rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 16 gam kết tủa. Vậy % H2 (theo thể tích) trong hỗn hợp X là

A. 20% B. 30% C. 70% D. 80%

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

(Lời giải) Câu 16: Đun nóng 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C3H6, C3H4, C3H8H2 (có Ni xúc tác) sau một thời thu được hỗn hợp Y. Đem đốt hết toàn bộ hỗn hợp Y rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 42 gam kết tủa. Vậy % H2 (theo thể tích) trong hỗn hợp X là

A. 20% B. 30% C. 70% D. 80%

(Lời giải) Câu 17: Đun nóng 6,04 gam hỗn hợp X gồm C3H6, C3H4, C3H8H2 (có Ni xúc tác) sau một thời thu được hỗn hợp Y. Đem đốt hết toàn bộ hỗn hợp Y rồi dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng Ca(OH)2 dư. Thấy khối lượng bình 1 tăng 9 gam và khối lượng bình 2 tăng m gam. Giá trị của m là

A. 18,48. B. 13,2. C. 22,0. D. 35,2.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

(Lời giải) Câu 18: Đun nóng 7,6 gam hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 H2 với chất xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, rồi dẫn sản phầm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng Ca(OH)2 dư. Thấy khối lượng bình 1 tăng 14,4 gam và khối lượng bình 2 tăng m gam. Giá trị của m là

A. 6,6. B. 13,2. C. 22,0. D. 35,2.

(Lời giải) Câu 19: Đun nóng hoàn toàn hỗn hợp X gồm H2, C2H2 và C2H4 (có Ni xúc tác) thu được 5,6 lít (đktc) hỗn hợp Y có dY/He = 6,1. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 5. B. 10. C. 20. D. 40.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

(Lời giải) Câu 20: Đun nóng hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,04 mol C2H2 và 0,05 mol H2 thu được hỗn hợp Y gồm 3 chất. Dẫn toàn bộ Y qua dung dịch AgNO3/ NH3 dư thu được 2,4 gam kết tủa. Vậy số mol của chất có phân tử khối lớn nhất trong hỗn hợp Y là

A. 0,020. B. 0,010. C. 0,030. D. 0,015.

(Lời giải) Câu 21: Hỗn hợp A gồm 0,03 mol C2H2 và 0,04 mol H2. Nung A với Ni thu được hỗn hợp B có thể tích 0,896 lít (đktc). B tác dụng dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 2,4 gam kết tủa. Xác định thành phần hỗn hợp B?

A. H2 (0,02 mol), C2H6 (0,02 mol)

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

B. H2 (0,01 mol), C2H6 (0,01 mol), C2H2 (0,01 mol), C2H4 (0,01 mol).

C. H2 (0,02 mol), C2H6 (0,01 mol), C2H2 (0,01 mol).

D. C2H2 (0,02 mol), C2H4 (0,02 mol).

(Lời giải) Câu 22: Đun nóng V lít (đktc) hỗn hợp C2H4H2 (có Ni xúc tác). Phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y vào trong bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 2,8 gam và còn lại 2,24 lít (đktc) khí không bị hấp thụ. Giá trị của V là

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. 3,36. B. 4,48. C. 6,72. D. 8,96.

(Lời giải) Câu 23: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol CH4, 0,09 mol C2H2 và 0,2 mol H2. Nung nóng hỗn hợp Y với Ni xúc tác thu được hỗn hợp Y rồi dẫn toàn bộ Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch Br2 (lấy dư) thấy có hỗn hợp Z thoát ra có dZ/He = 4, đồng thời khối lượng dung dịch Br2 tăng 0,82 gam. Vậy khối lượng C2H6 trong hỗn hợp Z là

A. 2,55 gam B. 0,90 gam C. 1,80 gam D. 2,70 gam

(Lời giải) Câu 24: Đun nóng 5,8 gam hỗn hợp X gồm C2H2H2 trong bình kín với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Br2 (dư) thấy khối lượng bình tăng 1,2 gam và có m gam hỗn hợp khí Z thoát ra. Giá trị của m là

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. 4,6 B. 7,0 C. 2,3 D. 3,5

(Lời giải) Câu 25: Hòa tan hết hỗn hợp rắn gồm CaC2, Al4C3 và Ca vào trong H2O dư thấy thoát ra 2,24 lít (đktc) hỗn hợp X (X) = 20. Dẫn X qua Ni nung nóng được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y qua dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng m gam đồng thời có 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (Bài toán cộng H2 Br2 vào hiđrocacbon không no mạch hở 1(Z) = 26) thoát ra khỏi bình. Vậy giá trị của m là

A. 1,55. B. 1,25. C. 1,35. D. 0,89.

(Lời giải) Câu 26: Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp X gồm C2H2, C3H6, C2H6H2 (có tỉ khối của hỗn hợp X so với khí hidro bằng 15) có Ni làm xúc tác thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y qua dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng 2 gam và có V lít (đktc) hỗn hợp Z thoát ra. Biết Bài toán cộng H2 Br2 vào hiđrocacbon không no mạch hở 1(Z) = 40 . Vậy giá trị V là

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. 0,24. B. 0,48. C. 0,56. D. 0,28.

(Lời giải) Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 24,8 gam hỗn hợp X gồm C2H2, C2H6 và C3H6 thu được CO2 và 1,6 mol H2O. Mặt khác, cho 0,5 mol hỗn hợp X phản ứng với dung dịch Br2 dư thấy có 0,625 mol Br2 phản ứng. Vậy % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X là

A. 50%; 20%; 30%. B. 50%; 25%; 25%. C. 60%; 20%; 20%. D. 80%; 10%; 10%.

(Lời giải) Câu 28: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,6 mol C2H2 và 0,4 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 4,48 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. 10,4 gam. B. 13,2 gam. C. 16,4 gam. D. 12,0 gam.

(Lời giải) Câu 29: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,2 mol C2H2 và 0,3 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 2,8 lít hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 10,08. Giá trị của m là

A. 5,85. B. 6,20. C. 2,05. D. 3,28.

(Lời giải) Câu 30: Hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C3H4. Cho 13,4 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3 dư thu được 14,7 gam kết tủa. Nếu cho 16,8 lít (đktc) hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch brôm thì thấy có 108 gam brôm phản ứng. Vậy % của CH4 theo thể tích trong hỗn hợp là

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. 25%. B. 30%. C. 35%. D. 40%.

(Lời giải) Câu 31: Nung nóng hỗn hợp X gồm 0,3 mol C2H4 và 0,4 mol H2 (có Ni xúc tác) thu được hỗn hợp Y rồi cho qua bình đựng dung dịch Br2 (dư) thấy thoát ra hỗn hợp khí Z đồng thời khối lượng bình Br2 tăng a gam. Đốt hoàn toàn hỗn hợp Z thu được 8,8 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Vậy giá trị của a là

A. 3,2. B. 6,0. C. 9,2. D. 12,4.

(Lời giải) Câu 32: Nung nóng hỗn hợp X gồm 0,3 mol C2H2 và 0,4 mol H2 (có Ni xúc tác) thu được hỗn hợp Y rồi cho qua bình đựng dung dịch Br2 (dư) thấy thoát ra hỗn hợp khí Z đồng thời khối lượng bình Br2 tăng 5,4 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z cần hết V lít O2 (đktc) thu được 0,6 mol hỗn hợp CO2 H2O. Vậy giá trị của V là

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. 11,20. B. 10,08. C. 8,96. D. 7,84.

(Lời giải) Câu 33: Hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và một hidrocacbon A. Đốt hoàn toàn X thu được hỗn hợp G gồm CO2 H2O có dG/He = 7,75. Nếu cho X lội qua bình đựng dd Br2 dư khối lượng bình Br2 tăng 0,82 gam và đồng thời khí Z thoát ra khỏi bình đem đốt hoàn toàn được 1,32 gam CO2 và 0,72 gam H2O. Tỉ khối của X so với H2

A. 15,75. B. 16,33. C. 15,40. D. 16,80.

(Lời giải) Câu 34: Đung nóng V lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2H2 (có Ni xúc tác) thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y qua dung dịch AgNO3/ NH3 dư thu được 12 gam kết tủa và khí ra khỏi dung dịch tiếp tục qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy có 0,1 mol Br2 bị nhạt màu, khí thoát ra khỏi dung dịch Br2 đem đốt cháy hoàn toàn thu được CO2 và 4,5 gam H2O. Vậy giá trị của V là

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. 11,20. B. 13,44. C. 17,92. D. 8,96.

(Lời giải) Câu 35: Đun nóng hỗn hợp X gồm C2H2H2 có số mol bằng nhau với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Br2 (dư) thấy khối lượng bình tăng 10,8 gam và có 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z thoát ra với dZ/He = 4. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thấy cần hết V lít O2 (đktc). Giá trị V là

A. 4,48. B. 26,88. C. 22,40. D. 33,60.

(Lời giải) Câu 36: Đun nóng a mol hỗn hợp X gồm C2H2H2 với chất xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch AgNO3/ NH3 dư được 12 gam kết tủa. Khí ra khỏi dung dịch cho phản ứng với dung dịch Br2 dư thấy có 16 gam Br2 phản ứng và còn lại khí Z ra khỏi dung dịch. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được CO2 và 0,25 mol H2O. Vậy giá trị của a là

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. 0,5. B. 0,6. C. 0,4. D. 0,3.

(Lời giải) Câu 37: Hỗn hợp X gồm C2H2H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2H2. Sục Y vào dung dịch brôm dư thì khối lượng bình brôm tăng 1,08 gam và thoát ra 448 ml hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là

A. 2,688 lít. B. 4,480 lít. C. 3,360 lít. D. 2,240 lít.

(Lời giải) Câu 38: Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hidro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 1,2 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 1,6 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được CO2 và 0,45 mol nước. Vậy giá trị của V là

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. 0,896. B. 0,560. C. 1,.344. D. 1,120.

(Lời giải) Câu 39: Hỗn hợp X gồm H2, ankin và anken. Tỷ khối của X đối với H2 là 8,2. Cho 11,2 lít hỗn hợp X qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y qua dung dịch Br2 dư thu được hỗn hợp khí Z có thể tích 3,36 lít. Tỷ khối của Z đối với H2 là 7,0. Vậy khối lượng dung dịch Br2 tăng lên là:

A. 6,8 gam B. 6,1 gam C. 5,6 gam D. 4,2 gam

(Lời giải) Câu 40: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol propin, 0,1 mol axetilen, 0,2 mol etan và 0,6 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y tác dụng AgNO3 dư trong NH3 thu được a mol kết tủa và 15,68 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Sục khí Z qua dung dịch Brom dư thấy có 8,0 gam brom phản ứng. G trị của a là:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. 0,12. B. 0,14. C. 0,10. D. 0,15.

 

Mời các thầy cô và các em xem thêm các bài toán về hiđrocacbon

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ


Comments

2 responses to “Bài toán cộng H2 Br2 vào hiđrocacbon không no mạch hở”

  1. CẨM+TÚ Avatar
    CẨM+TÚ

    Cho mình xin nhé. Thanks!

  2. CẨM+TÚ Avatar
    CẨM+TÚ

    cho xin file ạ

Leave a Reply to CẨM+TÚ Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *